Thứ hai 30/12/2024 01:14

Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Ngày 18/10, diễn ra Diễn đàn “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững”.

Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và CropLife châu Á tổ chức.

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về hợp tác thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến như sinh học trong nông nghiệp giai đoạn 2023-2030

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - khẳng định, Việt Nam đã định hướng phát triển trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng “xanh”, ít phát thải và bền vững thông qua việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp và nhân rộng mô hình hợp tác công tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các chuỗi giá trị nông nghiệp.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của hệ thống thực phẩm toàn cầu. Theo ước tính, khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng trên 35% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua; trong đó, việc các cải tiến về giống cây trồng, nguyên liệu đầu vào, các công nghệ mới như công nghệ sinh học và những công cụ canh tác tiên tiến ứng dụng nhận dạng tự động (AIS) và số hoá là chìa khóa cho phép nông dân thích ứng hiệu quả hơn với điều kiện thời tiết thay đổi, tạo ra năng suất nông nghiệp cao với chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cải thiện.

Người nông dân từ đó có thể tạo ra nguồn thực phẩm đa dạng, bổ dưỡng với giá cả hợp lý nhờ ứng dụng các cải tiến khoa học và việc hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả và thân thiện hơn với môi trường như sử dụng nguyên liệu đầu vào tiết kiệm hơn, giảm phát thải, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, nước, nguyên liệu đầu vào…

Để nông dân có thể tiếp cận kịp thời và công bằng với công nghệ, các giải pháp đổi mới trong nông nghiệp cũng như sử dụng có trách nhiệm những công cụ này, cần có cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống. Đó là củng cố các chính sách khuyến khích đổi mới nông nghiệp dựa trên khung pháp lý minh bạch, có cơ sở khoa học, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Tại diễn đàn, các diễn giả đã đánh giá tổng quan về việc ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới; thảo luận những vấn đề đang phải đối mặt, những thách thức trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và xác định được những ưu tiên, định hướng trong nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình nghiên cứu, chuyển giao, và hợp tác công tư để chia sẻ lợi ích từ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo...

Với sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức khoa học công nghệ đã giúp các nhà khoa học Việt Nam nâng cao năng lực, tầm nhìn, định hướng trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững, mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế - xã hội cho nông dân nói riêng và cho sự phát triển chung của thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trong khuôn khổ của diễn đàn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội CropLife châu Á sẽ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về hợp tác thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến như sinh học trong nông nghiệp giai đoạn 2023-2030.

Theo đó, hai bên sẽ thúc đẩy các hoạt động truyền thông, chia sẻ thông tin, tư vấn chính sách, đào tạo tập huấn, hội thảo khoa học chuyên sâu để cập nhật, khuyến khích ứng dụng các giải pháp, thành tựu của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tiên tiến trong nông nghiệp, cũng như hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học mới trong nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam.

Việt Nam, từ một đất nước thiếu lương thực, nhưng giờ đây không những đủ ăn mà còn xuất khẩu nông sản thuộc nhóm nước xuất khẩu hàng đầu thế giới do mạnh mẽ ứng dụng khoa học trong sản xuất nông nghiệp.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu đạt 53,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2021, trong đó, sản phẩm trồng trọt đạt 22,6 tỷ USD, tăng 5,13%. 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông sản đạt 38,48 tỷ USD, trong đó, trồng trọt là 19,54 tỷ USD, chiếm khoảng 50,8% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng góp phần quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Để có được những thành công trên, phải kể đến sự đóng góp vô cùng to lớn của khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2020-2023, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu tạo ra 148 giống cây trồng các loại được công nhận; 36 tiến bộ kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận phục vụ sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững