Thứ ba 26/11/2024 16:48

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc và miền núi chậm

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Bình đang gặp nhiều vướng mắc, giải ngân chậm.

Theo đó, trong quý I/2023, tỉnh Quảng Bình chỉ mới giải ngân đạt 5,3% trong nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tỉnh Quảng Bình có 15 xã thuộc 5 huyện thụ hưởng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, giai đoạn từ 2021 đến 2025, tổng kinh phí thực hiện Chương trình này tại tỉnh Quảng Bình hơn 1.757 tỷ đồng.

Trên cơ sở tham mưu của các sở, ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết, quyết định phân bổ nguồn kinh phí cho 10 dự án bảo đảm đúng tỷ lệ quy định. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân nguồn kinh phí này trong năm 2022 chỉ đạt 13,3% kế hoạch; trong quý I năm 2023 chỉ mới giải ngân đạt 5,3% kế hoạch.

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ở tỉnh Quảng Bình đang gặp nhiều vướng mắc, tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Các sở, ban ngành nêu nguyên nhân là việc ban hành một số văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa cụ thể. Bên cạnh đó, việc phân bổ từ nguồn ngân sách Trung ương có nội dung chưa phù hợp, một số nguồn đầu tư chồng chéo. Quá trình triển khai các dự án thuộc Chương trình khó khăn trong vấn đề cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

Các dự án giải ngân khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Bình còn chậm

Trước tình hình này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đề nghị các sở, ngành có những hướng dẫn cụ thể, làm rõ các vấn đề như định mức về đường giao thông, nhà ở, chuyển đổi quy hoạch, bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; đầu tư công trình nước sạch, cơ sở hạ tầng và các chế độ, chính sách về y tế, giải quyết việc làm. Các sở ngành phải phối hợp với các địa phương bảo đảm triển khai Chương trình thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cần phải cần xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'