Chủ nhật 29/12/2024 01:16

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.

“Anh trai vượt ngàn chông gai” là chương trình âm nhạc sẽ diễn ra tại Hưng Yên vào ngày 14/12 tới đây. Sự kiện hoà nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ - những anh tài nổi tiếng. Đặc biệt, chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng, trình diễn nhiều bản hit… điều này khiến người hâm mộ hết sức mong chờ vào đêm diễn.

Vì vậy, ngay trong ngày mở bán đầu tiên (12/11), theo ghi nhận trên nền tảng phân phối vé chính thức của chương trình là Ticketbox, với mức giá dao động từ 800.000 đồng đến 8 triệu đồng, lượng vé bán ra đã hết ngay. Đến thời điểm này, “cơn sốt” vé của chương trình vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” khi fan (người hâm mộ) chương trình vẫn tìm đủ mọi cách, nhờ các kênh thân quen để “săn” cho được một tấm vé, bất chấp các mức giá, chỉ cần cầm được một tấm vé của chương trình.

Conrcert “Anh trai vượt ngàn chông gai” sẽ diễn ra tại Hưng Yên vào ngày 14/12 tới đây đang tạo cơn sốt trên thị trường âm nhạc Việt Nam. Nguồn: NSX chương trình

“Sức nóng” của vé concert “Anh trai vượt ngàn chông gai" thậm chí đã vào tận cả Hội nghị triển khai Chỉ thị 30 của Thủ tướng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tại Đà Nẵng mới đây do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Theo đó, tại hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho hay, chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" chỉ toàn người Việt biểu diễn nhưng vừa qua ở TP. Hồ Chí Minh khán giả phải cạnh tranh "khốc liệt" để mua vé dù giá vé không rẻ. "Ngay cả Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên là người cấp phép mà mua vé cũng không có. Vé khoảng 8 triệu đồng nhưng không mua được, trong khi toàn người Việt biểu diễn. Nhu cầu kinh tế văn hóa là nhu cầu có thật, rất hấp dẫn, dư địa rất nhiều" - ông Phong nhấn mạnh.

Trước đó, concert “Anh Trai Say Hi” tổ chức 2 đêm vào tháng 9, 10 cũng đã thu hút hàng chục nghìn khán giả tham dự với mức vé không hề rẻ, cụ thể các hạng vé dao động từ 500.000 đến 10 triệu đồng. Hay, mới đây là chương trình quy mô, đầu tư khủng tại đại nhạc hội Viettel với sự góp mặt của Sơn Tùng M-TP và nhiều tên tuổi lớn như Isaac, Soobin, Hoà Minzy, HIEUTHUHAI đã khiến cộng đồng mạng háo hức săn vé fanzone miễn phí liên tục trong 3 ngày qua để kịp theo dõi.

“Cơn sốt” vé concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” lại nhắc tới việc chúng ta đã từng tận mắt chứng kiến sức hút của concert BlackPink (Hàn Quốc) tại Việt Nam lớn đến mức thế nào. Khách sạn "cháy phòng", máy bay "cháy vé", sân vận động bùng nổ, cả các trang mạng xã hội cũng nhuộm màu hồng của nhóm nhạc này. Hiệu ứng từ các chương trình BlackPink tại Hà Nội lúc đó cho thấy sức hút lớn của nhóm nhạc nữ này đối với người hâm mộ và người yêu thích âm nhạc. Hơn thế, còn thể hiện sự đa dạng trong thị hiếu âm nhạc của người dân Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.

Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng, sự cuồng nhiệt của khán giả trong nước cũng cho chúng ta thấy tiềm năng và khả năng chi trả để thưởng thức nghệ thuật đang thay đổi. Từng chia sẻ với Báo Công Thương, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng, giá vé cao không hề lạ trong các buổi biểu diễn, concert của các nhóm nhạc nổi tiếng như BlackPink. "Việc giá vé cao có thể cho thấy sự sẵn lòng của một bộ phận khán giả để thưởng thức những trải nghiệm âm nhạc chất lượng và đáng nhớ, không chỉ đối với các concert quốc tế mà còn cả concert nội địa"- PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.

Từ thực tiễn khán giả trong nước đang có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm âm nhạc, không ít nhận định chỉ ra rằng, nếu các nghệ sĩ của chúng ta chú tâm đầu tư những sản phẩm chất lượng; các nhà sản xuất chú tâm nhiều hơn đến công nghiệp giải trí... các nghệ sĩ, nhà sản xuất trong nước hoàn toàn đủ khả năng chinh phục thị trường âm nhạc ngay tại "sân nhà" và có cơ hội trong việc khai thác, quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật Việt Nam như những gì BlackPink đã làm được.

Mặt khác, sự “bùng nổ” của thị trường công nghiệp biểu diễn cho thấy, lĩnh vực này đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ trước dư địa thị trường nội địa như lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã nêu ở trên. Tuy nhiên, để khai thác “mỏ vàng” khán giả trong nước, cần có một hệ sinh thái về hạ tầng văn hóa đầy đủ, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp này. Trong đó, như PGS.TS. Bùi Hoài Sơn nói rằng, để phát triển công nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chúng ta cần có hệ thống giáo dục và đào tạo phong phú, đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật và sáng tác...

Ngoài ra, để phát triển công nghiệp văn hóa, cần có sự đầu tư và chăm sóc cho các nghệ sĩ, người làm quản lý văn hóa, nghệ thuật trong nước, qua đó thúc đẩy sự sáng tạo và sản xuất nội dung đa dạng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả trong nước và dần hướng ra thị trường khu vực và quốc tế. “Hơn thế, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lâu dài, nhiều yếu tố đồng thuận và xây dựng một cơ sở hạ tầng văn hóa vững chắc, bao gồm cơ sở vật chất, hệ thống quản lý nghệ sĩ và tác phẩm, quy chế bảo vệ bản quyền và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động văn hóa”- theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Âm nhạc Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện