Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Xuất hiện nhiều tà đạo, đạo lạ

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là trong và sau đại dịch Covid- 19. Cụ thể, hoạt động tôn giáo trên không gian mạng được thực hiện thông qua các trang trực tuyến của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các trang mạng xã hội như: Facebook, zalo, telegram... với rất nhiều hình thức như giảng đạo, truyền đạo; đào tạo chức sắc, chức việc, bồi dưỡng giáo lý, xuất bản kinh sách điện tử; hội thảo, sinh hoạt tôn giáo.

Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng ở Việt Nam hướng đến nhiều mục đích rất khác nhau, từ thuần túy là chia sẻ thông tin tôn giáo, quảng bá hình ảnh, bày tỏ quan điểm cá nhân... đến việc vận động, cổ súy cho một mục đích tôn giáo, chính trị, xã hội hay thương mại khác.

Việc truy cập, tìm kiếm thông tin tôn giáo trên không gian mạng cũng có thể nhằm mục đích thực hành hoặc nghiên cứu, nhưng cũng có thể chỉ là thỏa mãn hiếu kỳ, tò mò nhất thời.

Xuất hiện nhiều loại tà đạo, đạo là được tuyên truyền trên không gian mạng. Ảnh minh họa
Xuất hiện nhiều loại tà đạo, đạo là được tuyên truyền trên không gian mạng. Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, bên cạnh các thông tin chính thống về tôn giáo và hoạt động tôn giáo thuần túy do các tổ chức, cá nhân tôn giáo hợp pháp đăng tải, còn có không ít tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua không gian mạng để đăng tải thông tin liên quan tôn giáo vì mục đích chính trị, đưa ra các nhận định thiếu khách quan, thiếu thiện chí, thậm chí xuyên tạc đời sống tôn giáo của nhân dân để vu cáo nhà nước Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và kích động chống phá chính quyền nhà nước; tuyên truyền mê tín dị đoan, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc...

Một số tổ chức, cán nhân có thể kể đến như số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội (facebook, zalo) để tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam; kích động các hoạt động chống đối chính quyền, gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Đồng thời, Hội thánh Tin lành đấng Christ đã thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội như: WhatsApp, Gotomeeting... tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng" cho người dân tộc thiểu số.

Một số hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo, đạo lạ như Pháp luân công; Thanh Hải Vô thượng sư; Pháp môn diệu âm: Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam có xu hướng gia tăng hoạt động sử dụng mạng xã hội để lôi kéo người tham gia.

Các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi như: Câu lạc bộ tình người, nhóm trừ quỷ Bảo Lộc, hoạt động cúng oan gia trái chủ, trục vong...

Đặc biệt, các đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ tín ngưỡng, tôn giáo của các tổ chức, cá nhân như Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, Lương Gia Long hay Lương Chính Khang tuyên truyền mê tín dị đoan, sai lệch về phương pháp phòng chống dịch Covid- 19; xuyên tạc, xúc phạm đạo Mẫu Việt Nam và các anh hùng, liệt sĩ đã có công với đất nước). Ngoài ra, các hoạt động bói toán, cầu cúng... mang tính chất mê tín dị đoan đang xuất hiện tràn lan trên không gian mạng.

Tuy nhiên, công tác đấu tranh, xử lý đối với hoạt động tôn giáo trên không gian mạng vẫn còn nhiều bất cập bởi các hoạt động tôn giáo như giảng đạo, truyền đạo, đào tạo chức sắc, chức việc, bồi dưỡng giáo lý, xuất bản kinh sách điện tử; Hội thảo, sinh hoạt tôn giáo...) diễn ra nhiều trên không gian mạng (các trang website; các trang mạng xã hội facebook, zalo, telegram...) nhưng không cần xin phép, không cần địa điểm, không kiểm soát được số người tham gia. Một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lệch chuẩn, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh có yếu tố mê tín dị đoan diễn ra rầm rộ trên môi trường mạng, gây dư luận bức xúc trong xã hội và trong cộng đồng các tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, khung pháp lý hiện hành của Việt Nam chưa có điều khoản cụ thể để điều chỉnh hoạt động đăng tải thông tin tôn giáo và liên quan tôn giáo trên không gian mạng.

Khẩn trương xử lý trên phương diện quản lý nhà nước

Tính đến tháng 12/2024 ở Việt Nam, Nhà nước đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo; với 28.065.030 tín đồ (chiếm trên 28% dân số cả nước), trong đó có 61.061 chức sắc, 144.835 chức việc; cả nước có 29.921 cơ sở thờ tự.

Chính quyền các địa phương đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có gần 70 nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia đa dạng về các loại hình tín ngưỡng, với trên 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Đảm bảo sự lành mạnh trong tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục của Việt Nam trở nên cấp thiết trong bối cảnh mạng xã hội phát hiện nhanh chóng như hiện nay. Trên thực tế, theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ), đơn vị này đã chủ động tham mưu và triển khai các biện pháp, công tác nhằm đấu tranh, xử lý đối với các hoạt động truyền đạo trái pháp luật trên không giang mạng như làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất đánh giá về hoạt động tôn giáo trên không gian mạng và đề xuất công tác tiếp theo.

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội nhận định rằng, với lượng thông tin khổng lồ trên mạng xã hội thì việc quản lý, phát hiện để kịp thời xử lý các thông tin sai sự thật không đơn giản. Đây là nguyên nhân số vụ vi phạm được phát hiện và xử lý trong thời gian qua còn khá khiêm tốn.

“Chúng ta chưa đủ nguồn lực để đấu tranh triệt để, bóc gỡ, ngăn chặn, phòng ngừa hữu hiệu mà chủ yếu là phát hiện và xử lý, bởi các rào cản về nền tảng, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống dữ liệu. Do đó, để làm trong sạch, lành mạnh môi trường thông tin mạng vẫn còn nhiều điều cần phải xử lý. Hiện nay, lực lượng chức năng thực thi công tác an ninh, an toàn an ninh mạng, xử lý vi phạm trên không gian mạng có Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan công an"- Luật sư Nguyễn Văn Nguyên nói.

Cùng với đó, theo nhận định của Ban Tôn giáo Chính phủ, nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín ngưỡng trên không gian mạng, cần tăng cường công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo với các cơ quan liên quan để phát hiện những tin xấu, độc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và sự lành mạnh của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, hoạt động “tà giáo, tà đạo”. Xử lý kịp thời đúng luật các hoạt động trên, đảm bảo chủ quyền quốc gia an ninh mạng trên không gian mạng và bảo vệ an ninh tôn giáo trên không gian mạng.

Đặc biệt, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng xây dựng trang thông tin điện tử, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản ánh của các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, người dân đối với các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là việc thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý đối với các trường hợp vi phạm giáo luật, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; có giải pháp quản lý các cơ sở tôn giáo đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích của các tổ chức tôn giáo.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Ngày 8/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong quý I năm 2025 đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, tạo tiền đề tích cực cho tăng trưởng các quý tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Từ cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là lời cảnh báo cho cả showbiz Việt về sức hút công chúng và rủi ro pháp lý của nghệ sĩ với quảng cáo.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...
Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

Cần chủ động tránh ùn ứ hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump áp dụng mức thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Ngày 4/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Sáng 4/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết.
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 908/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Công Thương.
Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Ngày 3/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định 935/QĐ-BCT ngày 2/4/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Nhằm giúp giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Công Thương đang quyết liệt chỉ đạo di dời một số công trình điện.
Mobile VerionPhiên bản di động