Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.
Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0 Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Hệ luỵ khó lường

Búp bê Kumanthong là một loại bùa chú có nguồn gốc từ văn hóa Thái Lan, thường được gắn với yếu tố tâm linh, nhưng đã bị biến tướng khi du nhập vào Việt Nam. Trong thời gian gần đây, tại tỉnh Quảng Nam, một số trường học ghi nhận tình trạng học sinh nuôi búp bê Kumanthong với niềm tin rằng chúng sẽ mang lại may mắn, sự bảo vệ, hoặc thậm chí khả năng cải thiện điểm số.

Không chỉ dừng lại ở việc sở hữu, nhiều học sinh còn thực hiện các nghi thức cầu nguyện hoặc thờ cúng búp bê một cách thái quá, tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực cả về tâm lý lẫn sinh hoạt học đường.

Theo Công an tỉnh Quảng Nam, đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ luỵ xấu cho bản thân các em học sinh, gia đình và xã hội. Dư luận xã hội, đặc biệt là các phụ huynh cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng này.

Bởi trên thực tế, việc tin tưởng tuyệt đối vào búp bê Kumanthong có thể khiến học sinh trở nên lệ thuộc, mất đi niềm tin vào khả năng của bản thân. Nếu không đạt được điều mong muốn, các em có thể rơi vào trạng thái lo âu hoặc sợ hãi rằng mình sẽ bị “trừng phạt”. Thay vì tập trung vào học hành, học sinh dành thời gian và năng lượng cho việc “thờ cúng” búp bê. Và nếu không được kiểm soát, việc nuôi Kumanthong có thể lan rộng, làm ảnh hưởng đến tư duy khoa học và văn hóa học đường lành mạnh.

Đó là chưa kể trào lưu này còn có thể ảnh hưởng đến tài chính gia đình. Một số búp bê Kumanthong được mua với giá rất cao, tạo gánh nặng tài chính cho gia đình. Nhiều học sinh thậm chí có thể sẽ lén lút lấy tiền của cha mẹ để sở hữu hoặc thực hiện các nghi thức thờ cúng.

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong
Kumanthong có nguồn gốc từ Thái Lan, bị biến tướng khi du nhập vào Việt Nam. Ảnh: Báo Công an nhân dân

Không dừng lại ở đó, việc học sinh đam mê nuôi Kumanthong có thể sẽ tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo. Khi đó, nhiều kẻ xấu sẽ lợi dụng niềm tin mù quáng vào Kumanthong để trục lợi bằng cách bán các loại búp bê không rõ nguồn gốc hoặc tổ chức nghi thức mê tín với chi phí cao.

Tăng cường giáo dục để học sinh hiểu rõ tác hại

Để giải quyết tình trạng này, thiết nghĩ, các trường học cần đưa vào nội dung giáo dục về tâm lý, tư duy khoa học và cảnh báo về hậu quả của mê tín dị đoan. Hình thức có thể là tổ chức hội thảo, tọa đàm và mời các chuyên gia tâm lý, giáo dục và văn hóa tham gia để chia sẻ kiến thức, giúp học sinh hiểu rõ về tác hại của việc lệ thuộc vào Kumanthong.

Nhà trường cũng cần thường xuyên thông tin cho phụ huynh về các biểu hiện bất thường của học sinh để cùng kịp thời xử lý, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ để học sinh tham gia, giảm thời gian dành cho những hành vi lệch lạc. Các giáo viên nên quan sát, lắng nghe để kịp thời nhận ra các dấu hiệu lệ thuộc vào búp bê Kumanthong ở học sinh.

Về phía cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý các cửa hàng, cá nhân kinh doanh búp bê Kumanthong không rõ nguồn gốc, có biện pháp giám sát và kiểm soát các nội dung quảng cáo búp bê Kumanthong trên mạng xã hội, ngăn chặn thông tin mê tín lan truyền. Riêng đối với những học sinh đã lệ thuộc vào Kumanthong, cần có sự can thiệp từ nhà tâm lý học để giúp các em lấy lại cân bằng.

Tình trạng học sinh tại tỉnh Quảng Nam nuôi búp bê Kumanthong không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến môi trường học đường và sự phát triển toàn diện của các em. Đây là một hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết phải giáo dục học sinh tư duy khoa học, loại bỏ mê tín dị đoan và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Để giải quyết triệt để, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, phụ huynh, các cơ quan chức năng và cả xã hội. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể bảo vệ học sinh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, hướng các em đến một tương lai tươi sáng hơn.

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên trước trào lưu "nuôi" búp bê Kumanthong.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, lực lượng công an phát hiện trên địa bàn xảy ra tình trạng một số học sinh lên các trang mạng xã hội mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo, sữa và các loại nước ngọt "cho ăn" nhằm mục đích cầu may mắn và học giỏi.

Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, bảo vệ sự trong sáng, lành mạnh của môi trường giáo dục, Công an tỉnh Quảng Nam đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên.

Tuyệt đối không để đối tượng lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, kiên quyết không để xảy ra tình trạng học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mê tín dị đoan và hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường do sở quản lý trên địa bàn về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh trong trường học, liên quan đến tình hình trên.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mê tín dị đoan

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 1/1/2025, thời điểm bắt buộc các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Để Thương vụ Việt Nam là

Để Thương vụ Việt Nam là 'cánh tay nối dài' của Chính phủ và doanh nghiệp

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, các Thương vụ Việt Nam cần đẩy mạnh vai trò là "cánh tay nối dài" của Chính phủ và doanh nghiệp.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều là thông tin đáng chú ý mới đây, tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn giao thông.
Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Mấy ngày nay, tên tuổi anh bạn điển trai Mr Pips Phó Đức Nam vốn “nổi” như cồn nay bị cơ quan công an lột mặt nạ bỗng khiến người ta nhớ đến một “Nam” khác.
Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Để tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy chuyển đổi xanh, bền vững, Việt Nam phải hành động thật nhanh chóng, gấp rút, chuyển từ lập kế hoạch sang hành động.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động