Thứ năm 07/11/2024 23:31

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện trong tháng 9 đã thu về hơn 707 triệu USD, giảm 6,8% so với tháng 8. Lũy kế trong 9 tháng đầu năm mặt hàng này đã thu về cho Việt Nam hơn 6,15 tỷ USD, tăng mạnh 29,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, xuất khẩu mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và kinh kiện 9 tháng đầu năm 2024 sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023.

Xét về thị trường, 3 cường quốc công nghệ là Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đều đang là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc đang dẫn đầu với kim ngạch đạt hơn 3,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng mạnh 40% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 2 là Mỹ với kim ngạch đạt hơn 902 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 3 với hơn 349 triệu USD, tuy nhiên giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng trưởng mạnh. Ảnh: MH

Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường máy ảnh kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt 6,83 tỷ USD vào năm 2029.

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đang trở thành một trong những ngành hàng công nghệ quan trọng của Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam, trong năm 2023, xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đã mang về hơn 7,6 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ.

Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước, tạo đà tăng trưởng ấn tượng và góp phần tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, minh chứng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp công nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để giữ vững vị trí và tiềm năng phát triển, chuyên gia khuyến cáo, các nhà sản xuất chú trọng đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Sự đổi mới trong công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Theo Tổng cục Thống kê, để thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh, bền vững, cần xác định rõ chiến lược phát triển của ngành; trong đó, chú trọng tới việc xác định sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines