Thứ bảy 28/12/2024 23:47

Trung Quốc hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trong bối cảnh đe dọa leo thang thuế quan

Trung Quốc đã chặn lại các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ dự kiến được lên kế hoạch trong vài ngày tới của tuần cuối tháng 9, khiến cho triển vọng giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng trở nên mờ nhạt hơn nữa.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự kiến sẽ có cuộc đàm phán thương mại tại Washington D.C tuần 27-28/9 nhưng đã hủy bỏ

Quyết định rút khỏi cuộc đàm phán đưa ra sau sự leo thang mới nhất trong căng thẳng thương mại giữa hai nước. Ngày 17/9, Tổng thống Trump đã chính thức công bố mức thuế mới đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức tuyên bố trả đũa bằng mức thuế đánh vào 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Sau đó, Tổng thống Mỹ kiên quyết trả đũa tiếp bằng cách tung ra thuế quan mới đánh vào 257 tỷ USD các hàng hóa khác của Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc cho biết họ sẽ không bẻ cong các chiến thuật áp lực của Mỹ. Bằng cách từ chối tham gia các cuộc đàm phán thương mại, Bắc Kinh đang theo đuổi cam kết của mình để tránh đàm phán dưới sự đe dọa từ Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo ngày 21/9, bày tỏ hy vọng phía Mỹ sẽ có biện pháp để sửa chữa “những sai lầm của họ”.

Việc đánh thuế trả đũa lẫn nhau sẽ có hiệu lực vào ngày 24/9, đưa Trung Quốc và Mỹ đến gần một cuộc chiến thương mại toàn diện hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh thông báo sẽ không tham gia các cuộc đàm phán mới với Washington vào tháng tới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã gửi lời mới tới Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cách đây hai tuần để đề nghị cuộc vòng đàm phán thương mại mới giữa hai bên. Các quan chức của Trump nhận thấy các đề nghị từ Bắc Kinh – phần lớn liên quan đến việc mua nhiều sản phẩm nông nghiệp Mỹ và các sản phẩm khác của Mỹ- không đủ để giải quyết nhu cầu của Nhà Trắng về một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc.

Ban đầu, Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn – người đã dẫn đầu đoàn Trung Quốc tham dự phiên đàm phán ở Mỹ hồi tháng 8, sau đó Phó Thủ tướng Lưu Hạc dự kiến sẽ có chuyến đi đến Washington ngày 27-28/9 cho phiên đàm phán thương mại mới. Nhưng sau động thái của Trung Quốc ngày 21/9, quan chức Nhà Trắng cho biết “không có cuộc họp nào được lên lịch bây giờ”, dù Mỹ “cố gắng đạt được con đường tích cực phía trước nhưng đòi hòi Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán một cách tích cực”. Cho dù cả hai nước tiếp tục đàm phán thương mại ở cấp cao có thể hình thành con đường cho thuế quan tương lai bị đe dọa bởi chính quyền Trump. Trump dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chính thức để bắt đầu quá trình đánh thuế tiếp theo, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ bao gồm hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, tổng giá trị 505 tỷ USD năm 2017.

Trong khi mối đe dọa nhiều thuế quan hơn có thể tăng áp lực lên Bắc Kinh, thì quy trình hành chính thực tế- bao gồm cả việc tổ chức phiên điều trần công khai, nhận được ý kiến công chúng và tiến hành nghiên cứu tác động nội bộ- sẽ mất vài tuần trước khi bất kỳ biện pháp mới nào có hiệu lực. Với các mức thuế mới sắp xảy ra và mối đe dọa có thể sẽ đến gần hơn, các quan chức Trung Quốc trong những ngày gần đây đã đặt câu hỏi liệu bây giờ có phải là thời gian để thương lượng hay không. Nhiều người trong chính giới Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh nên chờ đợi để đàm phán cho đến sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 của Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh hy vọng rằng một hội nghị thượng đỉnh có thể xảy ra vào cuối tháng 11, khoảng thời gian diễn ra cuộc họp của Nhóm G20, có thể tạo cơ hội cho cả hai bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Để chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao tiềm năng này, các quan chức Trung Quốc vẫn đang tìm cách khởi động lại đàm phán vào tháng 10.

Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ với cuộc tấn công thương mại của chính quyền Trump. Nhưng vì Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ ít hơn, chỉ dưới 130 tỷ USD năm ngoái, so với chiều ngược lại, nên Bắc Kinh dường như đang hết sản phẩm để trừng phạt Mỹ. Nếu Bắc Kinh tiến hành trả đũa bằng cách đánh vào các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc, như một số quan chức đã đề xuất, có nguy cơ làm suy yếu môi trường đầu tư nước ngoài và khiến vốn nước ngoài rút chạy vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Đó là lý do vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu các quan chức Trung Quốc tiếp tục hợp tác với Washington và các doanh nghiệp Mỹ. Ví dụ, Phó Thủ tướng Lưu Hạc trong những tuần gần đây đã trấn an các công ty Mỹ rằng sẽ không có sự trừng phạt chống lại họ.

Xung đột thương mại đã có tác động hạn chế đến nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều cố vấn của Chính phủ và các nhà kinh tế ước tính tăng trưởng trong những tháng tới cho thấy kết quả của việc suy yếu xuất khẩu của Trung Quốc và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng nhà nước Trung Quốc cho biết “cuộc chiến thương mại sẽ tác động đến sự chuyển tiếp của Trung Quốc trong việc hướng tới tăng trưởng chất lượng cao hơn”.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ