Thứ hai 12/05/2025 11:22

Trạm biến áp lớn nhất Thủ đô Hà Nội đảm bảo “mục tiêu kép”

Trạm biến áp 500kV Thường Tín (huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những trạm biến áp lớn nhất miền Bắc và lớn nhất tại Thủ đô Hà Nội. Sản lượng điện cung cấp cho TP Hà Nội mỗi năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh, chiếm gần 25%.

Lãnh đạo Truyền tải điện Hà Nội cho biết, Trạm biến áp 500kV Thường Tín có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện Quốc gia vì là điểm nút truyền tải cho mạch truyền tải 500kV tuyến Bắc-Nam và đảm bảo nguồn công suất chính cho khu vực Tây và Nam Hà Nội. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ tháng 5/2021 khi tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, đơn vị đã yêu cầu Trạm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người lao động. Thực hiện kiểm tra thân nhiệt thường xuyên đối với CBCNV trong Trạm. Toàn bộ cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Trạm (19 người) được cách ly tuyệt đối, ăn nghỉ tập trung tại Trạm, nhằm đảm bảo “mục tiêp kép”.

Trạm biến áp 500kV Thường Tín

Trong thời gian này, các khu ăn nghỉ đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu và nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày. Công tác hậu cần giao cho bộ phận nấu ăn ca của Trạm thực hiện có sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm và phòng chống dịch COVID-19; chế độ, mức ăn hàng ngày thực hiện theo quy định của EVN/EVNNPT.

Các đội công tác đến làm việc tại Trạm phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch như vệ sinh như rửa tay khử trùng và đeo khẩu trang, tăng cường tần suất kiểm tra thân nhiệt, hạn chế đi lại và tuyệt đối không được vào khu vực Phòng điều khiển trung tâm của Trạm biến áp.

Kỹ sư, công nhân trực vận hành tại Trạm biến áp

Đơn vị cũng đã trang bị quần áo, bảo hộ y tế cho lực lượng vận hành khi tiếp xúc với đội công tác và đi qua khu vực dịch bệnh. Đồng thời, bố trí cố định các kíp trực để hạn chế lây chéo nếu bị nhiễm dịch cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Người không có nhiệm vụ tuyệt đối không vào khu vực vận hành.

Kiểm tra tình trạng vận hành thiết bị ngoài trời tại trạm

Không chỉ đợt dịch này mà ngay từ những đợt dịch bệnh trước, Truyền tải điện Hà Nội đã triển khai xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19, với nhiều phương án, kịch bản chi tiết và chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị lập phương án cụ thể hóa tại đơn vị có tính đến tình huống xấu nhất khi dịch bệnh kéo dài. Trong đó tổ chức cho nghỉ tại nhà nghỉ ca, hoặc nghỉ tại một phòng riêng trong Trạm với đầy đủ trang bị vật dụng thiết yếu chăn màn và nhu yếu phẩm.

Dù gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội, nhưng tất cả các CBCNV trạm biến áp đều quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo trạm vận hành an toàn, cấp điện cho thủ đô trong mọi tình huống.

PV

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn