Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU |
Kết quả tích cực
Từ mức giảm 1,8% năm 2020 tăng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU năm 2021 đã tăng lên 14,2%. Năm 2022 đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Một số mặt hàng may mặc bắt đầu được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào thị trường EU theo EVFTA |
Theo Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA đang có với EU tiếp tục có tác động tích cực đối với xuất khẩu của Việt Nam. Một số mặt hàng may mặc bắt đầu được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào thị trường EU theo EVFTA... sẽ là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này trong thời gian tới.
Đáng chú ý, sau khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, Việt Nam đã vươn lên thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN và đứng thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào Liên minh này. Đồng thời, EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.
Chia sẻ tại Hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá kết quả ba năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu đối với kinh tế Việt Nam”, diễn ra mới đây, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, EVFTA đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu vào EU phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt trong hai năm đầu.
Bên cạnh đó, EVFTA cũng giúp Việt Nam tăng cường nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, góp phần cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giúp tiêu chuẩn các sản phẩm tăng cao hơn và tăng khả năng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đã cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU ngay sau khi EVFTA đi vào thực thi.
Đối với đầu tư nước ngoài, tác động với dòng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng cho thấy những cải thiện rõ rệt xét trong tổng thể kết quả thu hút FDI. Với nhiều ưu đãi thuế quan và gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường trong nhiều lĩnh vực, EVFTA đã mở rộng cửa cho nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Tỷ trọng vốn đăng ký từ nhà đầu tư EU tăng từ khoảng 5% tổng vốn đăng ký bình quân giai đoạn 2016 - 2020 lên mức 8,9% năm 2022 và 9,2% trong 6 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, Hà Lan, Pháp, Đức, Đan Mạch, Bỉ lần lượt là các nhà đầu tư hàng đầu của EU vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so sánh vốn đăng ký lũy kế tại thời điểm cuối tháng 7/2023 với vốn đăng ký lũy kế tại thời điểm tháng 7/2020 thì có thể thấy tác động của EVFTA đối với thu hút vốn FDI từ EU còn tương đối khiêm tốn.
Khuyến nghị cho Việt Nam
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng có ý kiến bày tỏ, Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội từ Hiệp định EVFTA cả trong xuất khẩu, thu hút đầu tư từ các quốc gia EU.
Để khai thác tối đa lợi ích từ Hiệp định EVFTA, khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam như: Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán các cam kết, trong đó có cân nhắc thực hiện một số điều chỉnh chính sách cao hơn cam kết nếu thực sự cần thiết và phù hợp với bối cảnh mới.
Cùng với đó, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế; rà soát, đơn giản hóa quy định, thủ tục về cấp giấy chứng nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đối tác; chủ động nghiên cứu nội dung liên quan đến cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ thực thi Hiệp định EVFTA.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo CIEM cho rằng, các bộ, ngành cần tăng cường và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, định hướng thị trường xuất khẩu nhằm tận dụng cơ hội từ EVFTA; rà soát, đơn giản hóa quy định, thủ tục về cấp giấy chứng nhận C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đối tác; đồng thời chủ động nghiên cứu nội dung liên quan đến cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ thực thi EVFTA.
Cùng với đó, Chính phủ tăng cường sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương tới địa phương; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về FTA tới các khối doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Đồng tình tới những quan điểm nêu trên, ông Nguyễn Anh Dương có thêm lưu ý: Việt Nam cân nhắc cách tiếp cận đối với cam kết trong một số lĩnh vực, tránh nội luật hóa một cách cứng nhắc và ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của thị trường trong nước trước các diễn biến, bối cảnh mới.
Khảo sát cộng đồng doanh nghiệp EU tại Việt Nam cho thấy, sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn khá mạnh mẽ. 63% doanh nghiệp được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu. Đáng chú ý, 31% xếp Việt Nam vào top 3, trong đó 16% khẳng định Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu. |