Thứ tư 07/05/2025 02:04

Trái cây xuất khẩu: Còn nhiều thách thức

Ngoài khắc phục tình trạng sâu bệnh, việc duy trì lượng hàng xuất khẩu đều trong các tháng cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây.

Việc các loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước khó tính như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là một tín hiệu tốt, nhưng để việc xuất khẩu bền vững lâu dài thì vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với một số vùng trồng cây ăn trái Nam bộ.

Xoài Cát chu được xuất khẩu sang Nhật Bản

Những ngày này công nhân các công ty đóng gói xuất khẩu trái cây ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang tất bật cho việc xuất khẩu thanh long đi Nhật, đây cũng là một trong bốn công ty ở Việt Nam được phía Nhật cấp chứng nhận cho xuất khẩu xoài vì đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, theo đại diện công ty, dù xoài đã được phía bạn chấp nhận nhưng mặt hàng này đang phải đối mặt với sự hoành hành của sâu bệnh mà chưa có cách nào khắc phục triệt để.

Ông Nguyễn Hoàng Huy - Giám đốc Công ty Hoàng Huy cho biết: “Ở đây chúng tôi chỉ xử lý được trứng ruồi, còn nếu có nấm thì khó lắm. Trái xoài Cát chu ngon nhưng nấm và quầng đen chưa xử lý được, mong Nhà nước vào cuộc để nghiên cứu xử lý tình trạng này”.

Ngoài ra để duy trì lượng hàng xuất khẩu đều trong các tháng cũng là thách thức không nhỏ đối với các DN xuất khẩu trái cây hiện nay. Bởi xoài chỉ có mùa vụ cố định, lượng hàng này xuất khẩu đi Nhật hiện nay vẫn còn khá hạn chế, chỉ vài trăm tấn mỗi năm, thua xa nhu cầu cần đáp ứng.

Hiện Đồng Tháp cũng đang tính đến phương án lập trung tâm nghiên cứu về xoài để nâng cao về chất và lượng xoài địa phương, đồng thời khẩn trương áp dụng biện pháp loại bỏ sai phạm, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc tham gia sản xuất trái cây xuất khẩu.

Ông Trần Văn Công - Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi sẽ xử lý nhắc nhở với những trường hợp làm sai, thậm chí cho người dân đó ra khỏi hợp tác xã. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của hợp tác xã với xã viên và với sản phẩm của mình”.

Tỉnh Đồng Tháp đã lập thêm một hợp tác xã trồng xoài chất lượng cao, cùng với đó là kêu gọi thêm nhà đầu tư để tạo ra chuỗi liên kết từ đầu vào tới đầu ra ổn định để người dân gắn bó lâu dài với trái cây đặc sản này.

Theo VTV

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa