Chủ nhật 22/12/2024 21:33

Trái cây Sơn La: Dấu ấn hành trình xuất ngoại

Những năm gần đây, cùng với việc đáp ứng nhu cầu trong nước, tỉnh Sơn La chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu (XK) nông sản, đặc biệt là trái cây. Hơn cả con số kim ngạch thu được, hoạt động XK nông sản trên địa bàn tỉnh còn mang rất nhiều ý nghĩa.
Bao gói xoài chuẩn bị xuất khẩu

Tín hiệu vui

Những ngày tháng 7, trong ánh nắng vàng ươm của mùa hè Tây Bắc, khắp các vùng đồi dốc của các huyện Mai Sơn, Yên Châu… ngập tràn mùi hương ngọt lịm của trái chín.

Luôn tay vừa vào sổ, vừa kiểm hàng, vừa điện thoại chốt giá với khách hàng, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Ngọc Lan (huyện Mai Sơn) - vui vẻ chia sẻ, trước đây, các thành viên của HTX chủ yếu trồng cây mía, ngô trên vùng đồi dốc, chăm sóc khó khăn mà lợi nhuận thu được không nhiều. Những năm gần đây, người dân chủ yếu chuyển sang trồng các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, bưởi… lợi nhuận tăng lên đáng kể.

“Xoài của HTX trước đây chỉ tiêu thụ nội địa nhưng từ năm 2017 đã XK thành công sang Australia, Trung Quốc… Thông qua việc XK, không chỉ người dân có thêm lợi nhuận mà còn tăng giá bán ngay tại thị trường trong nước. Trung bình mỗi ha đất trồng trái cây, người dân thu được lợi nhuận từ 200 - 300 triệu đồng/năm” - ông Nguyễn Ngọc Dũng hồ hởi.

HTX Ngọc Lan là một trong những đơn vị tiêu biểu của Sơn La đã thành công trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất dốc cũng như sản xuất theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh XK để tìm hướng đi bền vững cho trái cây.

Thu hoạch nhãn tại huyện Sông Mã

Tuy nhiên, thành công đó có được không phải điều dễ dàng mà là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt từ Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh đến các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN)… Ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La – cho biết, bên cạnh việc tất cả các cấp, từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề XK nông sản, để xúc tiến XK trái cây, tỉnh Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo tiêu thụ và XK nông sản, trong đó trái cây là mặt hàng quan trọng.

Giai đoạn đầu tiên, trong các cuộc tiếp xúc DN, sự kiện xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước, món quà duy nhất của vùng đồi núi Tây Bắc theo chân lãnh đạo tỉnh là những trái xoài vàng ươm, từng trái nhãn đúng mùa đọng mật… Cần mẫn chứng minh bằng chất lượng vượt trội, trái cây Sơn La từng bước chinh phục người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. 6 tháng đầu năm 2018, lượng XK trái cây Sơn La ước đạt 2.200 tấn, tập trung vào các sản phẩm mới vào vụ như chanh leo, xoài…

Khẳng định giá trị

Ông Lò Minh Hùng cho hay, trong XK, Sơn La quan tâm đến thị trường lân cận với số lượng nhiều, đồng thời mở rộng XK đến các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… Đây là giải pháp để đa dạng hóa XK, tránh phụ thuộc vào một thị trường, dẫn đến nguy cơ bị ép giá. Chưa kể, các thị trường khó tính sẽ giúp quảng bá thương hiệu trái cây hiệu quả. Thị trường khó tính cũng là cơ sở để định hướng giá XK và tiêu thụ trong nước.

Niên vụ 2017, Sơn La XK được nhiều sản phẩm sang các thị trường khó tính như: Xoài đi Australia, thanh long đi Nhật Bản, Dubai; chanh leo sang Pháp… Ông Nguyễn Ngọc Dũng cho hay, giá XK sang các thị trường khó tính rất cao, đơn cử như xoài có giá trung bình 23.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Đặc biệt, sau khi XK thành công sang Australia, thời gian qua HTX đã có thêm nhiều đơn hàng từ các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngoài giá trị XK, ông Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Ngọc Hoàng (huyện Mai Sơn) - khẳng định: Khi sản phẩm thanh long ruột đỏ của HTX được thị trường Dubai, Nhật Bản chấp nhận, người nông dân đã dần bỏ thói quen làm ăn nhỏ lẻ, manh mún. Họ chủ động trồng cây theo phương pháp hữu cơ, không phun thuốc bảo vệ thực vật… để có được các sản phẩm bán giá cao hơn.

Dù hoạt động XK đã mang lại những hiệu quả rõ nét nhưng khó khăn vẫn còn. Anh Nguyễn Văn Thành (huyện Yên Châu) băn khoăn: Thị trường Australia chỉ nhập xoài có trọng lượng 700 - 800g/quả, Trung Quốc có nhu cầu nhập xoài trọng lượng lớn hơn… Có nghĩa là xoài buộc phải thu hoạch vào một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, do chưa có điểm bảo quản tập trung nên dễ bị thương lái ép giá.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Dũng cho hay, khi XK trái cây khó tránh thu hoạch rộ trong một thời điểm nhưng trên địa bàn lại đang thiếu các kho lạnh lớn để bảo quản.

Chế biến sâu - hướng đi tất yếu

Nắm bắt nhu cầu thị trường, HTX Ngọc Hoàng đã đầu tư hệ thống sấy trái cây tươi và tháng 10/2018 sẽ đi vào vận hành. Với công suất 25 tấn/giờ, hệ thống sấy hoa quả của HTX được kỳ vọng sẽ tiêu thụ hết thanh long ruột đỏ của toàn tỉnh Sơn La. “Đặc biệt, khi dây chuyền đi vào vận hành, chúng tôi sẽ mua thanh long cho bà con với giá không phải là 15.000 - 16.000 đồng/kg như hiện nay mà sẽ là 30.000 - 35.000 đồng/kg” - ông Nguyễn Quang Vinh cho hay.

Cùng với dây chuyền của HTX Ngọc Hoàng, những năm gần đây, tỉnh Sơn La bắt đầu quan tâm đến việc thu hút các DN trong nước đến để đầu tư các nhà máy chế biến trái cây. Hiện nay, tỉnh đã thu hút được các tập đoàn lớn như: Tập đoàn TH đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nước ép hoa quả tại Vân Hồ; Công ty Nafood Nghệ An xây dựng nhà máy sản xuất nước ép quả chanh leo Mộc Châu…

Mới đây, Công ty CP Thực phẩm XK Đồng Giao lên đầu tư nhà máy chế biến quả tại huyện Mai Sơn. Tại Hội nghị đánh giá kết quả tiêu thụ, XK xoài và kế hoạch tiêu thụ, XK nhãn năm 2018 diễn ra tại tỉnh Sơn La mới đây, đại diện Công ty CP Thực phẩm XK Đồng Giao khẳng định, khi nhà máy chế biến đi vào vận hành sẽ thu gom một lượng lớn trái cây trên địa bàn. Trong đó, trái cây loại 1 sẽ được đưa đi XK; trái cây loại 2,3 được chế biến ra thành phẩm rồi XK sau. Điều này sẽ góp phần mở thêm một đầu ra ổn định cho trái cây Sơn La.

Các nhà máy chế biến trái cây sẽ là hạt nhân gây dựng, đưa thương hiệu nông sản nói chung, trái cây nói riêng của tỉnh Sơn La vươn xa tầm khu vực và trên thế giới. n

Ngoài các ưu đãi theo chính sách của Chính phủ, tỉnh Sơn La còn dành cho DN ưu đãi đặc biệt: Tỉnh sẽ đứng ra giải phóng mặt bằng phục vụ dự án chế biến nông sản nói chung, trái cây nói riêng. Kinh phí giải phóng mặt bằng sẽ do Sơn La hỗ trợ hoàn toàn. Đây là một trong những ưu đãi lớn của tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với Sơn La.
Ngọc Bảo - Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững