Chủ nhật 22/12/2024 15:16

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 5.300 tỷ đồng

Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết, tình hình sản xuất công nghiệphoạt động thương mại tháng 10/2024 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9,6% so tháng trước, lũy kế 10 tháng năm 2024 tăng gần 38% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng 6,5% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt hơn 35.000 tỷ đồng, đạt gần 88% so với kế hoạch năm và tăng 21,5% so 10 tháng cùng kỳ.

Trong đó, có 10/13 sản phẩm tăng mạnh như gạo xay xát, điện sản xuất, giày thành phẩm, thuốc viên các loại, thủy sản đông lạnh, thảm dệt các loại, quần áo các loại, điện thương phẩm, bộ truyền dẫn điện dùng trong ô tô, túi xách các loại.

Trong tháng 10/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Trà Vĩnh tăng 9,63% so tháng trước. Ảnh: Nguyễn Thuận

Đặc biệt về thuơng mại, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt gần 52.000 tỷ đồng, đạt 87% so với kế hoạch năm và tăng 12% so cùng kỳ.

Ngoài việc nắm bắt tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, lương thực, thực phẩm... để kịp thời đề xuất giải pháp bình ổn, Sở Công Thương cũng trình UBND tỉnh Trà Vinh việc kiện toàn thành viên, đổi tên Ban Chỉ đạo phát triển và chuyển đổi mô hình quản lý chợ tỉnh Trà Vinh; thành lập Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế về kinh tế tỉnh Trà Vinh.

Triển khai thực hiện Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp; phổ biến Nghị định số 122/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Cùng với đó, tập trung triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ Xúc tiến thương mại - sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với lễ Hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024. Tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Càng Long với quy mô 60 gian hàng, đạt doanh thu hơn 700 triệu đồng. Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024. Hỗ trợ kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Trong tháng 10, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Qua thực hiện kiểm tra 21 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, có 10/21 cơ sở còn tồn tại hạn chế, đoàn đã hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở khắc phục.

Về năng lượng, toàn tỉnh Trà Vinh phát triển gần 1km đường dây trung thế; 0,5km đường dây hạ thế, 31 trạm biến áp (dung lượng hơn 2.000kVA); tiết kiệm gần 3 triệu kWh trong tháng 10.

Lũy kế 10 tháng năm 2024, tỉnh Trà Vinh phát triển được 34,5 km đường dây trung thế; hơn 28km đường dây hạ thế, 484 trạm biến áp (dung lượng 60.000kVA); tiết kiệm được 24 triệu kWh điện, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đánh giá về hoạt động ngành Công Thương trong tháng 10 trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Thị Mộng Thu – Phó Giám đốc Sở Công Thương Trà Vinh - cho biết: “Tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 10 tăng trưởng tốt so tháng trước và cùng kỳ, các chỉ tiêu đều tăng, đến nay đạt trên 87% kế hoạch. Công nghiệp lũy kế đến nay có nhiều sản phẩm tăng, các nhà máy nhiệt điện sản xuất ổn định và đạt cao so với kế hoạch. Thương mại tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, xúc tiến thương mại tiếp tục được đẩy mạnh”

Tập trung hỗ trợ các dự án năng lượng

Bước qua tháng 11/2024, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh tiếp tục các nhiệm vụ trọng tâm ở lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Trong đó, Sở tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn thiện hạ tầng Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây có diện tích 40ha tại ấp Mỹ Quý – Bàu Bèo, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang. Đồng thời, phối hợp với địa phương, chủ đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn đối với công tác quản lý, vận hành các nhà máy điện gió trong tỉnh; hậu kiểm về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án năng lượng gồm 4 dự án điện gió với công suất 344 MW, 1 dự án điện sinh khối với công suất 25 MW, dự án nhà máy hydro xanh; 2 nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió theo cơ chế DPPA và 5 dự án điện gió, điện mặt trời đang hoạt động, các nhà máy nhiệt điện huy động công suất theo phân bổ.

Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý chợ năm 2024 cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác phát triển chợ, ban quản lý chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ.

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền Thông thực hiện Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số thương mại điện tử của tỉnh Trà Vinh trong năm 2025 và các năm tiếp theo đối với nội dung hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình Hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia “.vn”.

Thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xăng dầu cho các doanh nghiệp và theo dõi diễn biến tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các sàn thương mại điện tử; tổng hợp đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.

Cùng với đó, tổ chức Hội chợ Xúc tiến thương mại - sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024, Chợ Khởi nghiệp và 01 cuộc kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khuôn khổ hội chợ.

Đồng Lê
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024