2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc |
Theo bài viết trên trang web của Đại học nhân dân Trung Quốc, tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô Trung Quốc (CMF) (2024-2025) mới được tổ chức tại Đại học nhân dân Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã thảo luận về một số vấn đề như tình hình kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong năm 2024, dự báo và triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2025.
Theo các chuyên gia, mặc dù kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình cao, nhưng áp lực giảm theo từng quý dần tăng lên, khiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa giảm xuống. Trong 3 quý đầu năm 2024, GDP thực tế của Trung Quốc tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, quý I tăng 5,3%, quý II tăng 4,7% và quý III tăng 4,6%. GDP danh nghĩa của Trung Quốc tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, quý I tăng 4,2%, quý II tăng 4,0% và quý III tăng 4,0%.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại, nhưng ngành dịch vụ tăng trưởng không nhiều, trong khi ngành bất động sản và xây dựng trở thành lực cản chính.
Trong 3 quý đầu năm 2024, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm 2023. Trong đó, giá trị gia tăng của ngành sản xuất tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm 2023.
Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2023. Trong đó, giá trị gia tăng của ngành bất động sản giảm 4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,7 điểm phần trăm so với năm 2023.
Ngành xây dựng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm 3 điểm phần trăm so với năm 2023. Nhìn chung, so với quý II/2024, xu hướng giảm của một số ngành trong quý III có dấu hiệu giảm.
Trong 3 quý đầu năm 2024, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Pixabay |
Ngoài ra, nhu cầu trong nước không đủ, sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài đã hỗ trợ sự ổn định tương đối của tổng nhu cầu.
Về tiêu dùng, sau khi nhu cầu tích tụ từ trước đó được giải phóng, động lực tăng trưởng tiêu dùng trong năm 2024 giảm rõ rệt.
Trong 3 quý đầu năm 2024, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa xã hội tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước đó, giảm 3,9 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của năm 2023, khiến áp lực tiêu dùng tương đối lớn.
Về đầu tư, do đầu tư bất động sản liên tục giảm mạnh, nên đầu tư tài sản cố định tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, áp lực đầu tư ổn định không giảm. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng tăng 9,3%, đầu tư ngành sản xuất tăng 9,2%, nhưng đầu tư bất động sản giảm 10,1%; nếu không tính đầu tư bất động sản, đầu tư tài sản cố định tăng 7,7%, đầu tư tư nhân tăng 6,4%; đầu tư vào ngành công nghiệp công nghệ cao duy trì mức tăng trưởng khá nhanh 10%, trong đó ngành sản xuất công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao lần lượt tăng 9,4% và 11,4%.
Dưới tác động của các yếu tố tích cực như thực hiện chính sách mở cửa trình độ cao, điều chỉnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm và nhu cầu bên ngoài hồi phục, tình hình thương mại ngoại hối trong năm 2024 đã cải thiện đáng kể, tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu đều phục hồi mạnh.
Nếu tính theo USD, trong 3 quý đầu năm 2024 xuất khẩu tăng 4,3%, nhập khẩu tăng 2,2%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 3,4%, tốc độ tăng trưởng đều đã chuyển từ âm sang dương; thặng dư thương mại đạt 689,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế trong ngắn hạn.
Xét theo khu vực xuất khẩu, trong 3 quý đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang Mỹ tăng 2,8%, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) tăng 0,9%, xuất khẩu sang các khu vực khác trên thế giới tăng 4,5%, tốc độ tăng trưởng cao trở lại mức 3,4 điểm phần trăm so với năm trước.
Giới chuyên gia đánh giá, nhìn chung, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của lần điều chỉnh chính sách, nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc sẽ dần hồi phục trong năm 2025. Các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục phát huy tác dụng và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi. Dự kiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2024 và 4,8% trong năm 2025.
Với kịch bản lạc quan, thị trường bất động sản ngừng suy giảm và các biện pháp cải cách đã mang lại động lực mới. Nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2024 và 5,2% trong năm 2025. Với kịch bản bi quan, sự điều chỉnh của thị trường bất động sản không được như mong đợi và tác động do các biện pháp thuế quan của các nước khác, nên nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2024 và 4,6% trong năm 2025.