Chủ nhật 22/12/2024 22:31

TP. Hồ Chí Minh tổ chức kết nối cung cầu với 45 địa phương trên cả nước

Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố năm 2023 thu hút 45 địa phương, quy tụ hàng nghìn đặc sản vùng miền.

Sáng ngày 21/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố năm 2023. Tham dự hội nghị về phía Bộ Công Thương có Thứ trưởng Phan Thị Thắng, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước; về phía UBND TP. Hồ Chí Minh có Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Dũng, lãnh đạo các Sở, ngành; cùng lãnh đạo 45 Sở ngành và 1.000 doanh nghiệp trên cả nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Năm 2023 là năm cao điểm TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh liên kết vùng, Thành phố đã tổ chức tổng kết và ký hợp tác phát triển kinh tế xã hội với 38 tỉnh, thành phố thuộc 5 vùng kinh tế trên cả nước. Trong đó, chương trình “Kết nối cung cầu” là một hoạt động cấp vùng, nhằm cụ thể hóa cam kết của Lãnh đạo Thành phố.

“Đây là hoạt động kết nối 2 chiều, không chỉ hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, mà còn bổ sung nguồn hàng bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Thành phố, đưa đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng Thành phố, nhất là các dịp Lễ, Tết”- ông Dũng khẳng định.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Với hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2023, được tổ chức từ ngày 21 – 24/12/2023 tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ (quận 11), theo lãnh đạo Sở Công Thương, sự kiện có 45 địa phương đăng ký tham gia. Sự kiện không chỉ mang đến Thành phố hàng nghìn đặc sản vùng miền mà còn trình diễn 19 không gian văn hóa làng nghề đặc sắc của cả nước.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị

Theo đó, chuỗi sự kiện kết nối cung cầu năm nay tiếp tục nội dung quan trọng nhất là không gian kết nối B2B, trao đổi trực tiếp giữa 12 hệ thống phân phối, 5 sàn thương mại điện tử và hơn 1.000 nhà cung cấp đến từ các tỉnh, thành.

Đồng thời, trước sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh phương thức bán hàng tiên tiến, Hội nghị năm nay tiếp tục tổ chức 3 hội thảo chuyên sâu về thương mại điện tử do Amazon, Alibaba, Tiki và Công ty CP khoa học dữ liệu (Metric) chịu trách nhiệm về nội dung; dự kiến trao đổi, chia sẻ về thương mại điện tử xuyên biên giới, giải pháp tăng doanh số, logistics toàn trình trong thương mại điện tử, giải pháp tìm hiểu nhu cầu khách hàng bằng dữ liệu lớn…

Theo thống kê của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp tổ chức 9 hội nghị kết nối cung cầu, 12 buổi kết nối B2B trực tiếp và nhiều sự kiện xúc tiến thương mại.

Qua đó, hàng nghìn đặc sản, sản phẩm OCOP đã được tiếp cận, chào hàng người tiêu dùng Thành phố; nhiều hệ thống phân phối có khu vực riêng để trưng bày và bán sản phẩm OCOP như Coopmart với 70 sản phẩm, hệ thống GO!, BigC, Top Market với 145 sản phẩm, hệ thống Satra với 34 sản phẩm, MM Mega Market với 106 sản phẩm…; nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng đón nhận như Yến Đảo Cần Giờ, dừa sáp sợi – VICOSAP, hạt điều rang muối Hà My, nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn, trà hoa vàng Quy Hoa, trà đinh Hoài Trung, mật hoa dừa Trà Vinh Farm…

Từ chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố và các địa phương, năm nay, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tiếp cận hệ thống phân phối để tìm kiếm cơ hội bán hàng; chương trình Kết nối cung cầu tập trung xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, bắt đầu từ tín hiệu thị trường.

Chính vì vậy, theo Sở Công Thương, hội nghị kết nối cung cầu năm nay thực hiện trong đợt cao điểm kích cầu tiêu dùng của Thành phố, có sự kết hợp đồng bộ, triển khai đồng loạt, tập trung nhiều hoạt động như: “Tinh hoa làng nghề và Đặc sản vùng miền 2023”, Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2023 - Vietnam Grand Sale 2023”, Shopping Season đợt 2 - Rộn ràng mua sắm mùa xuân, Sự kiện Khuyến mãi hàng hiệu - Flash Sale holiday đợt 2, Hội chợ xúc tiến tiêu dùng... kỳ vọng kích cầu tiêu dùng nhân dịp cuối năm và Tết Giáp Thìn 2024.

Theo lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh, để hoạt động kết nối cung cầu đi vào chiều sâu, thời gian tới Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ Sở Công Thương các địa phương tiếp tục chủ động, tích cực đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình; trọng tâm là xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.

Mai Ca - Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024