Thứ bảy 10/05/2025 20:59

TP. Hồ Chí Minh “tiếp sức” cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Tính đến năm 2019 TP. Hồ Chí Minh đã ban hành các gói chính sách hỗ trợ chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, gồm hỗ trợ về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ quá trình ươm tạo dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;…

Nỗ lực “tiếp sức” cho sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hiện UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn đến 2020, với 7 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực. Các sản phẩm khá đa dạng, bao gồm kim loại đúc sẵn; thiết bị điện; nhựa, cao su; thực phẩm chế biến; đồ uống; điện tử - Công nghệ thông tin và sản phẩm trang phục may sẵn; thuốc, hóa dược và dược liệu. Trong số này, nhóm sản phẩm chủ lực về hóa dược, được liệu được xác định là nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của TP. Hồ Chí Minh.

Cùng với việc ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp chủ lực, TP. Hồ Chí Minh cũng kêu gọi việc liên kết 4 nhà (gồm trường ĐH, vụ/viện nghiên cứu, nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà quản lý) để thực hiện việc phát triển sản phẩm được hiệu quả.

Kim loại đúc sẵn, thiết bị điện, điện tử - CNTT nằm trong nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP. Hồ Chí Minh

Cùng với đó, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang mở ra nhiều chính sách hỗ trợ về nghiên cứu khoa học và công nghệ đối với các nhóm ngành công nghiệp chủ lực. Liên quan đến những chính sách “tiếp sức” mà thành phố đưa ra, theo GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng - Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ TP. Hồ Chí Minh: Tính đến năm 2019 thành phố đã ban hành các gói chính sách hỗ trợ chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, gồm hỗ trợ về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ quá trình ươm tạo dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;…

Ông Phùng cho hay, tham gia các gói hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp sẽ được tư vấn, hỗ trợ về nâng cao năng lực về quản lý chất lượng, đổi mới sáng tạo; quản lý năng lượng, sở hữu trí tuệ. Thậm chí, các hỗ trợ còn can thiệp hỗ trợ giải quyết các tranh chấp và xác lập quyền nhãn hiệu cho nhóm các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đủ các các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp về khoa học và công nghệ, công nghệ cao hoặc trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao,…

Lắng nghe doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ

Vấn đề đầu ra cho sản phẩm công nghiệp chủ lực được ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, ngành Công Thương đang triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ để triển khai chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Vấn đề còn lại là chính nỗ lực của các doanh nghiệp.

Lý giải cụ thể, lãnh đạo Sở Công Thương cho rằng chỉ có chính doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp chủ lực mới nhận diện được những khó khăn riêng của mình và biết rằng cần sự tháo gỡ ở những vấn đề cụ thể gì. Do đó, các như Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Công Thương sẽ lắng nghe các hiến kế, kiến nghị này, như một phần trong các nỗ lực hỗ trợ và tìm đường ra cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố.

Khẳng định những hỗ trợ của thành phố sát thực tế, đại diện Sở Khoa học & Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và Công nghệ cơ khí Bách khoa đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Industrial Automation Advisor về phát triển sản phẩm máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến thủy sản. Ngoài ra, Trung tâm hệ thống thông địa lý TP. Hồ Chí Minh cũng ký kết với đối tác công nghệ Nam Long để phát triển hệ thống IoT (Internet vạn vật) để quan trắc ngập úng trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới, các hợp tác cũng sẽ nhắm đến nhiều lĩnh vực thiết thực của đời sống xã hội, để tạo ra các sản phẩm chủ lực của thành phố.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe