Thứ hai 30/12/2024 01:46

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giải ngân đầu tư công và “rã băng” thị trường bất động sản

Trong quý II/2023, TP.HCM sẽ tập trung quyết liệt điều hành giải ngân vốn đầu tư công và "rã băng" từ từ các dự án bất động sản đang đóng băng.

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 20 (mở rộng). Hội nghị tập trung thảo luận các nội dung chính như: đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong quý I/2023 và nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023; công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng nhân dân quý I/2023; tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân quý I/ 2023; tình hình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc quý I/2023…

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi thông tin, năm 2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch, xác định 262 nhiệm vụ cho các sở ban ngành, quận huyện và TP. Thủ Đức. Những nhiệm vụ này đã giao đến các đầu mối có trách nhiệm để tổ chức làm. Hàng tháng UBND thành phố tổ chức họp, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, bổ sung các giải pháp đối với các nhiệm vụ đã giao này. Dù vậy, thành phố chưa thể kiềm chế, ngăn chặn đà giảm sút, chấp nhận mức tăng trưởng tạm thời là 0,7%. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội quý I/2023 của thành phố nằm trong dự báo nhưng giảm sâu hơn dự báo.

Ngoài việc tăng trưởng thấp, TP. Hồ Chí Minh có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu tăng trưởng âm. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp ngưng hoạt động cao (trên 22%), có 17,6% doanh nghiệp dự kiến sẽ cắt giảm lao động trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng thấp trong quý I/2023 là do tình hình sản xuất công nghiệp, dịch vụ, ngành xây dựng và bất động sản gặp khó khăn; tổ chức tháo gỡ khó khăn về các dự án bất động sản dù hoạt động rất tích cực nhưng kết quả tháo gỡ chưa được nhiều…

Dự báo tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những khó khăn, thách thức, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào các trụ cột cho tăng trưởng như tập trung vào đầu tư công, thị trường tiêu dùng nội địa, thị trường xuất khẩu mà thành phố có thế mạnh...

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đã đề ra 12 nhóm nhiệm vụ trong tháng 4/2023 và 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp trong quý II/2023. Trong đó, với đầu tư công, UBND thành phố xác định thời gian tới sẽ tập trung quyết liệt hơn và theo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý II/2023 phải đạt 35%, quý III là 58% và quý IV hơn 91%.

Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cũng cho hay, thành phố phấn đấu làm sao 90% dự án khối xây dựng và bất động sản đang đóng băng sẽ được "rã băng" từ từ. Từ đó giúp các ngành kinh doanh khác tạo công ăn việc làm và giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp kết nối với các ngân hàng.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 5/4, lãnh đạo của các ngân hàng thương mại sẽ ngồi lại với Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh để kết nối cụ thể các nội dung vướng mắc của các dự án. Thành phố cũng sẽ cố gắng hằng tuần có danh mục các việc đã và đang giải quyết.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên yêu cầu, trước hết cần phải bình tĩnh xem xét một cách thấu đáo, tìm hiểu bản chất của vấn đề để đưa ra giải pháp phù hợp; cần tập trung những giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài, tiếp tục thực hiện hiệu quả giải pháp đã đề ra còn phù hợp.

“Các đơn vị cần tập trung cho đầu tư công; giải quyết những vụ việc còn vướng mắc, tồn động; tiếp tục nghiên cứu phát triển thị trường nội địa, tăng cường tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng”- Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế trong và ngoài nước đã góp ý giúp thành phố tìm ra toa thuốc cho tăng trưởng kinh tế. "Chúng ta phải tự xem lại mình, vấn đề quan trọng của chúng ta là nhìn nhận đúng, chọn lựa và chúng ta sử dụng nó như thế nào"- Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái