Thứ năm 02/01/2025 00:34

TP. Hồ Chí Minh: Lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định về việc kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư, gồm: 14 thành viên, do ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh làm Tổ trưởng; 2 Tổ phó là ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND Thành phố (Tổ phó Thường trực) và bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tổ Công tác được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Mười một thành viên còn lại là Lãnh đạo các Sở, ngành, Văn phòng UBND Thành phố, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện tại địa điểm thực hiện dự án. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và sử dụng bộ máy, nhân sự của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ đối với nội dung thuộc chức năng và chuyên ngành quản lý. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Tổ công tác.

Sau khi được kiện toàn, Tổ Công tác này có nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh do các Sở, ban ngành của Thành phố đang thụ lý hồ sơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian.

Ngoài ra, Tổ công tác còn có nhiệm vụ rà soát các dự án đầu tư chậm triển khai do các vấn đề vướng mắc phát sinh để có hướng xử lý, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn công trình.

Cùng với đó, rà soát nội dung bất cập, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc chung cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công cho TP. Hồ Chí Minh gần 71.000 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 15.293 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 55.200 tỷ đồng, cao gấp 2 lần năm 2022 và gấp 2,6 lần số vốn giải ngân năm 2022.

Trước thách thức rất lớn trong giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất của cả nước.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 2.511 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6% trên kế hoạch vốn Thành phố đã giao (41.526 tỷ đồng), tương đương tỷ lệ 3,6% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Tính đến ngày 12/5, TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 8.236 tỷ đồng, đạt 20% trên kế hoạch vốn của Thành phố, tương đương tỷ lệ 12% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Chính vì vậy, việc kiện toàn Tổ công tác được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn, vương mắc, đồng thời thúc đẩy và “tăng tốc” giải ngân các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP