Chủ nhật 11/05/2025 03:21

Công an vào cuộc vụ nhiều học sinh bị đau bụng, nôn ói chưa rõ nguyên nhân

Theo Phòng Y tế TP. Thủ Đức, các triệu chứng sốt, đau bụng ở trẻ có thể trùng với nhiều bệnh khác. Do đó, chưa đủ cơ sở để xác định đây là ngộ độc thực phẩm.

Liên quan đến việc 70 trẻ phải nghỉ học, trong đó, 24 trẻ có triệu chứng sốt, đau bụng tại Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Văn Khuôn, Trưởng phòng Y tế TP. Thủ Đức cho biết, cơ quan này đã làm việc với trường Tiểu học Nguyễn Hiền.

Theo đó, Phòng Y tế TP. Thủ Đức đã khảo sát, tiến hành điều tra ngay trong sáng cùng ngày và đã lấy mẫu xét nghiệm thức ăn. Tuy nhiên, theo ông Khuôn, các triệu chứng sốt, đau bụng ở trẻ có thể trùng với nhiều bệnh khác. Do đó, chưa đủ cơ sở để xác định đây là ngộ độc thực phẩm bởi nếu do ngộ độc thì số lượng sẽ nhiều hơn.

Trường tiểu học Nguyễn Hiền, TP. Thủ Đức

"Các triệu chứng đau bụng, sốt của 24 trẻ trùng lặp với nhiều bệnh khác. Chúng tôi đã tiến hành điều tra các bước và nhận thấy chưa đủ cơ sở để nhận định có ngộ độc thực phẩm. Nếu do thực phẩm, số lượng người bị chắc chắn sẽ cao hơn nhiều", ông Khuôn nói.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức, cho biết, sau khi nhận được phản ánh, Phòng Giáo dục đào tạo TP. Thủ Đức đã phối hợp với Phòng Y tế TP. Thủ Đức, Công An TP. Thủ Đức, UBND Phường An Phú và các đơn vị liên quan đã có buổi làm việc, khảo sát tại Trường Tiểu học Nguyễn Hiền về vấn đề trên.

Theo ông Nguyên, trong số học sinh có biểu hiện đau bụng, sốt, có nhiều em đã đỡ, đi học bình thường, một số em ở nhà. Tuy nhiên, không có học sinh nào phải nhập viện điều trị.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức bước đầu khẳng định không phải do ngộ độc thực phẩm. "Nếu ngộ độc thực phẩm thì không chỉ có chừng đó em bị đau bụng, nôn ói và biểu hiện cũng sẽ nặng hơn. Nguyên nhân sẽ thông tin đến các cơ quan khi có kết luận cụ thể", ông Nguyên nói.

Trước đó, sáng 16/1, nhiều phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Hiền, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh phản ánh về việc con, em mình có triệu chứng sốt, đau bụng và một số em bị tiêu chảy sau khi đi học về ngày 15/1.

Sau đó, phụ huynh đã báo cho giáo viên chủ nhiệm, nhà trường và cập nhật trong các nhóm chat. Đến sáng 16/1, ghi nhận có 24 em học sinh xuất hiện tình trạng trên.

Được biết, những em học sinh này đều ăn bán trú ở trường. Số học sinh có triệu chứng rải đều ở nhiều lớp, có lớp không ghi nhận trường hợp nào.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025