Thứ ba 22/04/2025 09:51

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm và tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sáng 31/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì, khiến 37 người nhập viện, trong đó có 33 học sinh Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Trước tình hình này, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các bệnh viện tập trung điều trị cho bệnh nhân, sẵn sàng hội chẩn với tuyến trên nếu cần.

Các bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Quận 11. Ảnh: Phương Lê

Đồng thời, yêu cầu tổ chức điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Cơ sở cung cấp thực phẩm nghi ngờ bị tạm đình chỉ để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, đồng thời công khai kết quả điều tra để cảnh báo cộng đồng.

Cục cũng đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh, quản lý nguồn gốc nguyên liệu, kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh giáo dục người dân về an toàn thực phẩm, khuyến cáo tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Sở thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế và Chính phủ về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn năm 2025.

Trước đó, ngày 30/3, BSCKII Trần Chánh Xuân - Giám đốc Bệnh viện Quận 11, TP. Hồ Chí Minh - cho biết, ngày 29/3, bệnh viện đã tiếp nhận 37 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có 2 trường hợp là trẻ em phải nhập viện điều trị tại khoa Nhi, 35 ca còn lại được xử trí tại khoa Cấp cứu, kê toa và hướng dẫn theo dõi tại nhà.

Trong số này, 21 ca được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào máu, men gan (AST, ALT), creatinin, CRP định lượng và điện giải đồ. Tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, bù dịch và giảm triệu chứng.

Hiện, còn một bệnh nhi được theo dõi tại bệnh viện, tuy nhiên, sức khỏe đã ổn định. Các trường hợp còn lại cũng đã được xử trí và hồi phục tốt.

Theo thông tin ban đầu, các bệnh nhân nghi ngộ độc đều ăn bánh mì tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11) trong lúc đi chơi.

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử