Tìm giải pháp "hạ nhiệt" thị trường phân bón: Bài 4: Giải pháp cần và đủ để bình ổn thị trường phân bón trong nước

Ông Phùng Hà - Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã đưa ra quan điểm về những giải pháp cần và đủ để bình ổn thị trường phân bón trong nước
Tìm giải pháp "hạ nhiệt" thị trường phân bón: Bài 1. Giá phân bón trong nước vẫn neo ở mức cao Tìm giải pháp "hạ nhiệt" thị trường phân bón: Bài 2. Mòn mỏi chờ giá phân bón hạ nhiệt Tìm giải pháp "hạ nhiệt" thị trường phân bón: Bài 3. Nỗ lực kìm đà tăng giá phân bón trong nước

Giá một số loại phân bón trong nước hiện tăng cao, có loại tăng tới 200%, trong khi đầu ra của nông sản còn nhiều khó khăn là vấn đề làm “nóng” nghị trường trong những ngày qua. Theo ông, nguyên nhân việc giá phân bón vẫn tăng phi mã là do đâu?

Nguyên nhân tăng giá phân bón bao gồm giá các nguyên liệu đầu vào như lưu huỳnh, kali, SA, than, quặng apatit…, giá dầu, giá khí tự nhiên tăng mạnh, trong khi chi phí này nhiều khi chiếm từ 70% đến 90% chi phí sản xuất. Các biện pháp trừng phạt từ Liên minh châu Âu áp dụng đối với Belarus, quốc gia chiếm tới 20% sản lượng cung phân bón kali (MOP) toàn cầu, đã ảnh hưởng đến tổng lượng kali xuất khẩu.

Tìm giải pháp
Ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam đưa ra 6 khuyến nghị nhằm bình ổn thị trường trong bối cảnh giá phân bón tăng cao

Giá dầu tăng dẫn đến giá nguyên liệu sản xuất phân bón tăng, giá phân bón tăng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và giá lương thực. Nga và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm lượng lớn phân bón xuất khẩu trên toàn cầu đã quyết định hạn chế xuất khẩu phân bón hóa học. Cụ thể: Trung Quốc đã kiểm soát xuất khẩu 29 loại phân bón xuất khẩu từ ngày 15/10/2021. Ngày 17/11/2021, Nga hạn chế xuất khẩu phân bón nitơ và phân bón tổng hợp chứa nitơ trong 6 tháng để cố gắng kiềm chế sự tăng giá trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao và mới đây lại gia hạn tiếp đến cuối năm 2022. Xung đột Nga- Ucraina cũng ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung phân bón, vì 2 quốc gia đều là quốc gia xuất khẩu phân bón lớn.

Trước tình hình giá phân bón trong nước tăng cao, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã có những động thái cụ thể và kiến nghị gì với Chính phủ và các ban ngành chức năng để góp phần ổn định thị trường phân bón?

Để ứng phó và “thích nghi” với vấn đề này, nhằm góp phần giảm giá phân bón, đảm bảo sản xuất có lãi, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã có một số đề xuất và kiến nghị một số giải pháp như sau:

Thứ nhất là đề nghị tăng cường nguồn cung: Trước những biến động về giá phân bón như trên, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây thực sự vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước. Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực. Năm 2021, sản xuất phân bón trong nước đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ.

Thứ hai là ưu tiên nhu cầu trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cần duy trì tối đa công suất sản xuất, cung ứng kịp thời, giảm các đại lý trung gian, ưu tiên cung ứng phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước, các doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

Thứ ba là xem xét, tính toán đầu tư sản xuất các loại phân bón phải nhập khẩu. Kinh nghiệm cho thấy khi đảm bảo tốt sản xuất trong nước như 4 nhà máy sản xuất urea, DAP, phân bón chứa lân,….chúng ta có thể chủ động và vững vàng vượt qua các đợt thiếu phân bón do lệnh kiểm soát xuất khẩu của một số cường quốc xuất khẩu phân bón, của xung đột trên thế giới, hay do lệnh cấm vận. Vì thế cần tăng cường đầu tư sản xuất các loại phân bón còn phụ thuộc nhập khẩu, các loại phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

Thứ tư là đề nghị điều chỉnh một số văn bản quy phạm pháp luật. Về lâu dài để đảm bảo cho ngành phân bón phát triển bền vững, phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nên tiếp tục xem xét, sửa đổi Luật 71, đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng. Nên giảm hoặc bãi bỏ một số thủ tục hành chính gây khó khăn, ách tắc cho doanh nghiệp.

Thứ năm là tăng cường công tác quản lý thị trường. Lợi dụng tình trạng giá phân bón tăng cao, các cơ sở sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã mọc lên như nấm sau mưa. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới bà con nông dân cũng như các đơn vị sản xuất phân bón chân chính. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát, tăng cường xử phạt để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất-kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Thứ sáu là công tác lưu thông hàng hóa: Các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cần có kế hoạch dự trữ, cung ứng đủ nguồn vật tư nông nghiệp có chất lượng, giá cả hợp lý cho bà con nông dân, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất.

Với tình hình giá phân bón vẫn tiếp tục leo thang, đẩy gánh nặng lên vai người nông dân. Ông có đưa ra khuyến nghị gì đối với bà con nông dân để khắc phục tình trạng này?

Giá phân bón cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thu nhập của bà con nông dân. Chi phí từ phân bón, tùy thuộc loại cây trồng, tùy thuộc thời tiết, tùy thuộc thổ nhưỡng, dao động từ 30-60% giá trị vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp.

Để tìm cách giảm chi phí, trồng trọt có lãi, bà con nông dân đã và đang tìm cách thay thế, sử dụng các loại phân bón khác rẻ hơn, hợp lý hơn, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thực hiện khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 đúng khi bón phân: Bón đúng chủng loại phân; Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây; Bón đúng nhu cầu sinh thái; Bón đúng vụ và thời tiết; Bón đúng phương pháp.

Nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị, để thích ứng tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, nông dân cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để giảm lượng phân bón, sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có như phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt... để vừa cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, từ đó giảm sự lệ thuộc phân bón hóa học.

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong các sản phẩm. Tuy nhiên đề xuất này đang nhận được một số phản hồi trái chiều. Chính vì thế Bộ này cho biết sẽ “xem xét lại” dựa trên tổng hợp ý kiến của Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng như các Bộ, ngành, địa phương để trình Chính phủ phương án thuế suất thuế xuất khẩu đối với phân bón. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Đề xuất của Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định thống nhất một mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại biểu thuế xuất khẩu, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón cho sử dụng trong nước, nhất là trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao. Đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong xác định tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm.

Tìm giải pháp
Việc áp thuế xuất khẩu 5% chỉ nên áp dụng tạm thời trong những thời điểm nhất định khi nguồn cung thiếu hụt, hay khi giá thế giới tăng quá cao

Tuy nhiên, biến động về nguồn cung, về nhu cầu, về giá nguyên liệu, về giá phân bón ở tầm quy mô toàn cầu nên cần phải điều chỉnh linh hoạt, đúng thời điểm. Việc áp thuế xuất khẩu 5% chỉ nên áp dụng tạm thời trong những thời điểm nhất định khi nguồn cung thiếu hụt, hay khi giá thế giới tăng quá cao. Vì phân bón vô cơ gồm nhiều chủng loại, mỗi loại có đặc điểm riêng về nguyên liệu, về thị trường, về cân đối cung cầu...Vì thế Bộ Tài chính xem xét, đánh giá và đề xuất mức thuế xuất khẩu riêng biệt cho từng loại phân bón, áp dụng thuế xuất khẩu cho những loại nào mà trong nước sản xuất cung chưa đủ cầu. Thí dụ nếu áp thuế xuất khẩu 5% đối với phân bón NPK sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này do hiện nay trong nước đang dư thừa công suất sản xuất, và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của phân bón sản xuất trong nước.

Về thuế VAT cho phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý. Được biết, Hiệp hội Phân bón đã có nhiều lần kiến nghị vềi chính sách thuế này?

Để hỗ trợ cho ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đã và đang thực hiện nhiều giải pháp. Một trong những biện pháp khi triển khai thực hiện chắc chắn sẽ góp phần vào việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho ngành phát triển là sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (sau đây gọi tắt là Luật số 71).

Ước tính, với quy mô ngành phân bón trên 100.000 tỷ đồng hàng năm và tỷ lệ thuế toàn ngành không được khấu trừ ở mức 5%. Theo một tính toán thì các đơn vị toàn ngành gánh chịu khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Khi không được khấu trừ thuế, các đơn vị sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh, thị phần phân bón trong nước sẽ giảm. Các đơn vị sẽ không mạnh dạn đầu tư sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đây và trước đó Bộ Công Thương, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý. Việc sửa Luật thuế 71 đưa phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế GTGT sẽ mang lại bốn mục đích rất tích cực cho ngành phân bón. Thứ nhất, Nhà nước không bị thất thu thuế với mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam như hiện nay. Thứ hai, tạo sân chơi công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu. Thứ ba, việc áp thuế GTGT đồng thời tạo sự bình đẳng, lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế. Thứ tư sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

Chính phủ Nga đã quyết định tiếp tục áp đặt hạn ngạch xuất khẩu phân bón nitơ và NPK. Thời gian áp dụng từ 1/7 đến 31/12 năm nay. Trước đó Bộ Nông nghiệp Ucraina ngày 12/3/2022 áp dụng hạn ngạch bằng 0 đối với xuất khẩu phân bón để cân đối thị trường trong nước, trước chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga tiến hành tại nước này. Trung Quốc đã kiểm soát xuất khẩu 29 loại phân bón từ ngày 15/10/2022, lệnh này không biết có hiệu lực đến bao giờ. Từ thực tế trên, ông có đưa ra khuyến nghị nào cho chính sách xuất khẩu phân bón của Việt Nam hay không?

Nga và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm lượng lớn phân bón xuất khẩu trên toàn cầu đã quyết định hạn chế xuất khẩu phân bón hóa học để ngăn chặn sự thiếu hụt trên thị trường nội địa và dẫn đến tăng giá.

Cụ thể, Trung Quốc đã kiểm soát xuất khẩu 29 loại phân bón xuất khẩu từ ngày 15/10/2021, bao gồm Urea, DAP, MAP, NPK, NP/NPS, MOP, SOP, ammonium chloride và ammonium nitrate. Lệnh này không biết có hiệu lực đến bao giờ. Ngày 17/11/2021, Nga hạn chế xuất khẩu bằng cách cấp hạn ngạch đối với phân bón nitơ và phân bón tổng hợp chứa nitơ trong sáu tháng. Hạn ngạch được áp dụng từ ngày 1/12/2021 đến ngày 31/5/2022.

Thông tin mới nhất cho biết, Chính phủ Nga đã mở rộng hạn ngạch xuất khẩu phân chứa nitơ và phân phức hợp. Các hạn chế sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 đến ngày 31/12/2022. Hạn ngạch là hơn 8,3 triệu tấn đối với phân đạm và 5,95 triệu tấn đối với phân phức hợp. Xin nói lại cho rõ, Chính phủ Nga cấp hạn ngạch xuất khẩu đối với phân bón phức hợp chứ không phải NPK như một số báo chí đã đưa tin. Phân phức hợp (complex fertilizer) được định nghĩa là phân bón chứa hai hoặc ba chất dinh dưỡng chính, trong đó hai chất dinh dưỡng cơ bản được kết hợp với nhau. Các loại phân bón này thường được sản xuất ở dạng hạt, ví dụ DAP (Diammonium photphat), nitrophotphat, amoni photphat,….

Về phân kali, ngày 16/5/2022, The Wall Street Journal dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đề xuất nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với phân kali của Nga và Belarus để đổi lại việc các tàu chở ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.

Như vậy có thể thấy, khi nguồn cung phân bón thiếu, các quốc gia - cường quốc về sản xuất, xuất khẩu phân bón đều chọn giải pháp giữ lại phân bón phục vụ cho nhu cầu trong nước. Nhưng có thể thấy họ đều chọn áp dụng vào những thời điểm thích hợp có chọn lọc cũng như chọn các loại phân bón nhất định căn cứ theo đặc thù sản xuất, cân đối cung cầu của các loại phân bón cụ thể.

Đây cũng có thể coi là kinh nghiệm để các cơ quan quản lý tham khảo khi thực hiện việc áp thuế xuất khẩu đối với phân bón.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực -

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh -

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Xem thêm