Xuất khẩu phân bón tăng 6,7% về trị giá so với cùng kỳ Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng 4,3% về lượng so cùng kỳ Campuchia nhập hơn 28% lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 420,32 triệu USD, giá trung bình 406,6 USD/tấn, tăng 9,7% về khối lượng, tăng 7,5% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng tháng 7/2024, xuất khẩu 132.215 tấn phân bón các loại đạt 58,81 triệu USD, giá 444,8 USD/tấn, giảm 23,6% về khối lượng, giảm 8,5% kim ngạch nhưng tăng 19,7% về giá so với tháng 6/2024. So với tháng 7/2023 cũng giảm 6,2% về lượng, nhưng tăng 7,6% kim ngạch và tăng 14,7% về giá.
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 30,8% trong tổng khối lượng và chiếm 31,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 318.716 tấn, tương đương 132,51 triệu USD, giá trung bình 415,8 USD/tấn, giảm 6,6% về lượng, giảm 7,1% kim ngạch và giá giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 7/2024, xuất khẩu sang thị trường này đạt 68.698 tấn, tương đương 30,28 triệu USD, giá trung bình 440,7 USD/tấn, tăng 12,2% về lượng, tăng 17,6% kim ngạch, giá tăng 4,8% so với tháng 6/2024.
Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 114.697 tấn, tương đương trên 47,68 triệu USD, giá trung bình 415,7 USD/tấn, tăng 136,6% về lượng, tăng 165,9% kim ngạch và tăng 12,4% về giá, chiếm trên 11% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 73.740 tấn, tương đương 27,27 triệu USD, giá trung bình 369,8 USD/tấn, tăng 29,8% về lượng, tăng 47,8% kim ngạch và giá tăng 13,9%, chiếm 7,1% trong tổng khối lượng và chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch.
7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 420,32 triệu USD. Ảnh minh họa |
Với tình hình xuất khẩu phân bón khởi sắc sau một năm lao dốc, một số doanh nghiệp trong ngành phân bón vừa công bố kết quả kinh doanh với những con số ấn tượng.
Thông tin từ Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết, trong tháng 7/2024 sản lượng sản xuất ure của doanh nghiệp đạt 86.150 tấn, tăng nhẹ 2% so với tháng 6/2024. Doanh nghiệp tiêu thụ 42.420 tấn ure, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 23.130 tấn, giảm sâu 46% so với tháng trước; xuất khẩu đạt 19.290 tấn, tăng tới 31%. Doanh nghiệp tiêu thụ 3.040 tấn đạm chức năng, giảm sâu 82% so với tháng trước; NPK cũng giảm 92%, còn 2.970 tấn; phân bón tự doanh giảm 57%, còn 23.110 tấn.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau sản xuất được 588.950 tấn ure, hoàn thành 66% kế hoạch năm; NPK đạt 111.280 tấn, hoàn thành 61%. Doanh nghiệp tiêu thụ 302.100 tấn ure nội địa, hoàn thành 57% kế hoạch năm 2024; xuất khẩu đạt 193.530 tấn, hoàn thành 86%.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, dự kiến thị trường phân ure thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa cuối năm nay khi các nhà tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu.
Năm nay các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh khi giá phân ure đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua và có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.
Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA) hiện dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn. Các yếu tố như bất ổn địa chính trị và điều kiện thời tiết cực đoan khiến giá các mặt hàng nông sản chủ chốt, gồm gạo, lúa mì, ngô hiện vẫn neo cao so với mức trung bình 10 năm trở lại đây.