Thứ ba 26/11/2024 05:37

Tiền Giang: Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất - mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2024

Năm 2024, Tiền Giang tiếp tục tái cấu trúc ngành công nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng hiệp định thương mại tự do mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu tăng 25%

Năm 2023, là năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới và cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Tiền Giang. Trong bối cảnh đó, ngành Công Thương Tiền Giang đã bám sát quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó hoạt động của ngành Công Thương năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang đạt 5,1 tỷ USD, tăng 25% so cùng kỳ năm 2022

Ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - cho biết: Một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế của Tiền Giang là lĩnh vực xuất khẩu có sự tăng trưởng vượt bậc. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 5,1 tỷ USD, tăng 25% so cùng kỳ năm 2022, vượt 30,9% kế hoạch năm (kế hoạch 3,9 tỷ USD).

Đáng chú ý, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng cao như: thủy sản xuất khẩu 165.090 tấn, tăng 46,2% về lượng và tăng 26,3% về giá trị (đạt 487 triệu USD) so với cùng kỳ 2022, đạt 121,8% kế hoạch năm; xuất khẩu gạo đạt 163.521 tấn tăng 28,1% về lượng và tăng 53,8% về giá trị (đạt 98 triệu USD) so với 2022, đạt 196% kế hoạch năm2023; kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng) xuất khẩu 111.894 tấn, tăng 15,2%; trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng 11,3% so cùng kỳ…

“Nhìn chung so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao, nhất là xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản”- ông Lưu Văn Phi đánh giá.

Bên cạnh sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ. Chỉ số tăng chủ yếu ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tập trung ở các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo…; tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 82.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ năm 2022.

Đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất - thúc đẩy xuất khẩu

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được năm 2023, ông Lưu Văn Phi - cho biết: Sở Công Thương Tiền Giang đề ra một số chỉ tiêu cụ thể cho năm 2024 như: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6% so với năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 8,5% so với 2023. Kim ngạch xuất đạt khoảng 5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu trên, sở Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tình hình hoạt động, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu sản xuất, lao động hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án tái cấu trúc ngành công nghiệp” tỉnh Tiền Giang tầm nhìn đến năm 2030". Sở cũng sẽ tập trung, kêu gọi các dự án đầu tư chế biến nông, thủy sản có quy mô lớn tại các vùng nguyên liệu tập trung để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, sở Công Thương sẽ tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan. Đồng thời đẩy mạnh khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do…

“Để đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, sở phối hợp với Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường kiểm tra, cung cấp thông tin trong điều hành xuất khẩu gạo, đảm bảo cung cầu mặt hàng gạo, góp phần bình ổn giá gạo, an ninh lương thực theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 của Thủ tướng Chính Phủ - Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang nhấn mạnh.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Tiền Giang

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu