Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
Tiền Giang: Nhiều giải pháp thúc đẩy, mở rộng thị trường xuất khẩu Thủy sản, trái cây góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu Tiền Giang đạt 4 tỷ USD

480 doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ chế biến truyền thống

Ngày 29/10, tại TP. Mỹ Tho, diễn ra Hội thảo khoa học “ Nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu lúa gạo tỉnh Tiền Giang” do UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức nhằm thảo luận các vấn đề trọng tâm, đưa ra các giải pháp hiệu quả và khả thi để thúc đẩy ngành lúa gạo của tỉnh phát triển bền vững.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, nhấn mạnh: Lúa gạo đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Tiền Giang, là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, đóng góp phần lớn vào sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang
Đại biểu tham dự hội thảo.

Tỉnh Tiền Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn nước phong phú, rất phù hợp cho việc trồng lúa. Đây là những yếu tố cơ bản giúp Tiền Giang trở thành một trong những vựa lúa của cả nước.

Mặc dù diện tích sản xuất lúa gạo của tỉnh Tiền Giang không nhiều (56.100 ha), chiếm 3,4% diện tích sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 1,8% diện tích sản xuất lúa cả nước. Song Tiền Giang có hệ thống nhà máy xay xát, kinh doanh lúa gạo có quy mô lớn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ lúa hàng hóa và cung ứng gạo lớn cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu của vùng.

Theo ông Lưu Văn Phi, toàn tỉnh hiện có khoảng 500 doanh nghiệp chuyên doanh xay xát, chế biến lúa gạo tiêu dùng và xuất khẩu, tập trung tại các huyện, thị vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp phía Tây của tỉnh (huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Châu Thành, thị xã Cai Lậy).

Bên cạnh 20 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo đã đầu tư dây chuyền tự động hóa từ phơi sấy, phân loại, đánh bóng, tách màu, chọn hạt đến đóng gói sản phẩm, giúp nâng chất lượng hạt gạo hàng hóa đưa ra thị trường, cụ thể như: Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty TNHH Việt Hưng, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đạt Đức Thịnh, Công ty TNHH lương thực Đắc Thành,... thì vẫn còn một số lượng lớn nhà máy chế biến lúa gạo, khoảng 480 doanh nghiệp còn sử dụng nhiều công nghệ truyền thống, hiệu quả chưa cao, chưa đầu tư máy tách màu.

Với sản lượng xay xát gạo hơn 2 triệu tấn/năm, tỉnh Tiền Giang là một trong những trung tâm tiêu thụ lúa hàng hóa và cung ứng gạo lớn cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, huyện Cái Bè là nơi tập trung số lượng lớn các cơ sở chế biến lúa gạo tỉnh với hơn 160 cơ sở (chiếm hơn 30% số cơ sở chế biến gạo trên địa bàn tỉnh) tập trung chủ yếu (80%) tại khu vực Bà Đắc và Cụm công nghiệp An Thạnh.

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang
Ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang.

“Để đáp ứng nhu cầu chế biến gạo cung cấp cho thị trường, các cơ sở chế biến gạo khu vực Bà Đắc đã đầu tư máy xát trắng, máy lau bóng gạo; đối với các cơ sở chế biến gạo phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu còn đầu tư thêm máy tách màu để đảm bảo chất lượng khi xuất khẩu”, ông Lưu Văn Phi nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 2018-2022, tổng sản lượng xuất khẩu gạo của tỉnh Tiền Giang đạt hơn 993 nghìn tấn, với kim ngạch đạt gần 522 triệu USD. Năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 175.401 tấn, kim ngạch 105,15 triệu USD và 9 tháng năm 2024 xuất khẩu đạt 105.490 tấn, với trị giá đạt 67,39 triệu USD, giảm 27,9% về lượng và giảm 22,5% về trị giá so với cùng kỳ.

Đến nay, gạo của tỉnh Tiền Giang đã xuất khẩu qua 20 thị trường. Trong 9 tháng năm 2024, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của tỉnh, chiếm 33,25%, kế đến là Trung Quốc chiếm 23,02%; châu Phi chiếm 13,03%; Singapore chiếm 11,93%; Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 11,08%... trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh. Ngoài ra, gạo của tỉnh Tiền Giang còn xuất qua một số thị trường khác như: Hàn Quốc, Kuwait, New Zealand…

Bên cạnh những mặt đạt được, theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, ngành lúa gạo vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong chế biến và xuất khẩu gạo như: Chiến lược đa dạng hóa thị trường của thương nhân vẫn còn hạn chế, thị trường xuất khẩu gạo vẫn có dấu hiệu chưa bền vững, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như: Philippines, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Nam Phi, đây là những thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh hiện nay.

Ngoài ra, một số mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân sản xuất lúa gạo chưa chặt chẽ, hoạt động chế biến lúa gạo còn hạn chế, chất lượng lúa gạo chưa đồng đều, tính cạnh tranh chưa cao, giá thành sản xuất lúa của nông dân còn ở mức cao; chính sách tín dụng của các ngân hàng chưa linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo; việc xét duyệt và cấp vốn thường phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Một số doanh nghiệp chưa có hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả, dẫn đến sản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh; việc tiếp cận và duy trì thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm và các rào cản thương mại; hệ thống công nghệ thông tin để quản lý và truy xuất nguồn gốc còn kém phát triển, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu…

Phát triển ngành lúa gạo thành lĩnh vực mũi nhọn kinh tế nông nghiệp

Nhằm nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo và đưa ngành lúa gạo trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang, tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ chế biến lúa gạo đã trình bày các báo cáo tham luận với những kết quả nghiên cứu cùng các giải pháp được đề xuất có tính thực tiễn cao. Từ đó giúp định hướng cho sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng - Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ và TS. Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang cho rằng, để nâng cao giá trị lúa gạo qua chế biến và xuất khẩu, tỉnh Tiền Giang cần cạnh tranh và mở rộng thị trường gạo đặc sản và gạo hạt dài thơm nhẹ chất lượng cao, dựa vào kết quả dự báo về tiềm năng thị trường, cơ hội tăng giá xuất và cạnh tranh các nước xuất khẩu theo 2 phẩm cấp gạo này qua từng niên vụ ngắn, trung và dài hạn.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi động thái thay đổi chính sách theo từng niên vụ và ngắn hạn của các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Pakistan và Campuchia. Cùng với đó, giữ vững thị trường truyền thống như Trung Quốc, Singapore, châu Phi và Hồng Kông (Trung Quốc) nhưng cần mở rộng thêm thị trường châu Âu (EU), Trung Đông, Hồng Kông (Trung Quốc), Tây Phi, Malaysia, Indonesia và Mỹ. Qua đó kế hoạch nâng cấp phẩm cấp chung 2 loại này và từng bước chen vào thị trường ngạch cạnh tranh các nước xuất khẩu.

Tiền Giang cũng cần kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp chế biến sâu, trong đó cạnh tranh 2 phân khúc thị trường theo dự báo thì UBND tỉnh cần có chính sách kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu và tự động hóa từ phơi sấy, phân loại, đánh bóng, tách màu, chọn hạt đến đóng gói và chi tiết hóa sản phẩm theo nguyên tắc 4 đúng về chất lượng, thời điểm và giá thành hạ.

Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang cũng cần kêu gọi đầu tư nâng cấp chợ gạo đầu mối và thương mại điện tử, dựa vào lợi thế khu trung tâm chế biến gạo Bà Đắc, Cái Bè và khu công nghiệp quy hoạch. Tỉnh cần kêu gọi đầu tư nâng cấp chợ gạo đầu mối và tiến tới sàn giao dịch và thương mại điện tử lúa gạo.

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang
Ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang bày tỏ trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến quý báu, những đề xuất mang tính chiến lược. Đồng thời nhấn mạnh, sự đóng góp của hội thảo không chỉ giúp ngành lúa gạo cải thiện năng lực chế biến và xuất khẩu, mà còn là nền tảng để chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và hiện đại.

“Các ý kiến đóng góp, tham luận của quý vị trong hội thảo hôm nay là nguồn thông tin rất có giá trị, giúp tỉnh và các doanh nghiệp trong tỉnh có được cái nhìn sâu sắc, khoa học hơn trong việc hoạch định chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến lúa gạo”, ông Phạm Văn Trọng khẳng định.

Trong thời gian tới, để ngành lúa gạo Tiền Giang phát triển bền vững, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần tập trung vào một số định hướng phát triển chính để nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu lúa gạo của tỉnh như: Duy trì và phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao, đặc sản của tỉnh; phát triển giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng chất sản phẩm lúa gạo; chú trọng các giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường xuất khẩu, sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu…

Đặc biệt, hiện nay thế giới ngày càng quan tâm đến giá trị hạt gạo nhiều hơn, và giá trị đó không chỉ nằm ở kỹ thuật canh tác mà còn ở trách nhiệm của người sản xuất. “Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh hướng dẫn áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững như sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản xuất lúa hữu cơ, giúp tạo ra sản phẩm lúa gạo sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính”, ông Phạm Văn Trọng đề nghị.

Ngoài ra, Sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện thắng lợi Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu tổ chức sản xuất bền vững. Qua đó, góp phần giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, hiện đại hóa công nghệ chế biến gạo; ưu tiên đầu tư vào dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với đa dạng các sản phẩm chế biến từ lúa gạo cung cấp cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau, góp phần nâng cao giá trị chính và phụ phẩm lúa gạo của tỉnh.

Liên quan đến xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị, Sở Công Thương tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Ngoài việc duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại và tìm kiếm các thị trường mới. Đây là cơ hội để xây dựng thương hiệu gạo Tiền Giang vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất bền vững, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu. Đặc biệt, cần khuyến khích việc sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, bền vững, đảm bảo sản phẩm gạo của chúng ta có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.

Ông Phạm Văn Trọng cũng yêu cầu UBND các huyện, thành, thị cần tiến hành rà soát tổng thể các nhà máy chế biến lúa gạo trong khu vực, xác định năng lực sản xuất thực tế để có định hướng phù hợp về khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; đánh giá mức độ hiện đại của công nghệ và thiết bị chế biến trong các nhà máy, xác định nhà máy nào cần nâng cấp hoặc thay thế công nghệ để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó, xây dựng các chương trình hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các gói vay vốn ưu đãi hoặc các quỹ hỗ trợ từ nhà nước nhằm nâng cấp công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

“Tỉnh Tiền Giang sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp và nông dân trong quá trình phát triển ngành lúa gạo. Tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra các chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và chế biến, đặc biệt là trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và hỗ trợ xúc tiến thương mại”, Phó Chủ tịch UBND Tiền Giang Phạm Văn Trọng cam kết.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Tiền Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động