Thứ ba 24/12/2024 06:58

Thương mại Việt Nam và khu vực Trung Đông năm 2017 tăng trưởng ngoạn mục

Mặc dù trong năm 2017, bối cảnh tình hình tại khu vực Trung Đông vẫn còn một số điểm nóng phức tạp (căng thẳng giữa Cata và một số quốc gia Hồi giáo vùng Vịnh, căng thẳng giữa Israel và Palestin với việc Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel...) nhưng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước ở khu vực có nhiều điểm sáng quan trọng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh VOV

Tổng thống Israel sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 3/2017 và hai bên tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Israel tại Hà Nội. Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2017. Kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Iran được tổ chức tại Tehran vào tháng 7/2017.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 8/2017 mở ra chương mới trong quan hệ hai nước. Kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Israel được tổ chức tại Jerusalem vào tháng 7/2017, Phiên đàm phán lần thứ 3 FTA giữa hai bên được tổ chức tại Jerusalem vào tháng 6/2017 và Phiên đàm phán thứ 4 được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 12/2017.

Công tác xúc tiến thương mại được tăng cường và đổi mới cả về hình thức, nội dung và hiệu quả hoạt động. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tổ chức đoàn doanh nghiệp đi tham dự hội chợ, triển lãm, hội thảo giao thương tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11/2017. Tổ chức đoàn doanh nghiệp đi giao thương tại UAE trong tháng 11/2017. Các Thương vụ trong khu vực đã tổ chức một số sự kiện giới thiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam, tiếp cận trực tiếp các hệ thống chuỗi siêu thị phân phối như tại UAE, Côoét.... Nhiều hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông được tổ chức tại các địa phương trong cả nước (Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh...). Các hoạt động đấu tranh, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiếp tục được chú trọng.

Các hoạt động nói trên và nhiều sự kiện khác, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ở khu vực Trung Đông. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực này.

Trong năm 2017, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông đã khôi phục lại đà tăng trưởng và ước cả năm đạt 12,8 tỷ USD, tăng 17,4% so với mức 10,9 tỷ USD của năm 2016. Xuất siêu trong năm 2017 tiếp tục được duy trì ở mức khá cao và đạt 6,4 tỷ USD.

Về xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 11,98% so với năm 2016. Tính cả năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu sang toàn bộ khu vực Trung Đông ước đạt 9,6 tỷ USD.

Ảnh Internet

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực theo thứ tự trị giá từ cao xuống thấp gồm điện thoại di động tiếp tục đứng đầu với mức tăng 8,36% so với năm 2016 và đạt 5,38 tỷ USD. Tiếp theo là nhóm hàng máy tính và linh kiện điện tử tăng 114,85% và đạt 820 triệu USD. Hàng thủy sản tăng 11,85% và đạt 211,4 triệu USD. Giày dép các loại giảm 2,1% và đạt 199 triệu USD. Dệt may giảm 5,35% và đạt 191 triệu USD. Xơ sợi dệt giảm 2,51% và đạt 158 triệu USD. Gạo tăng 242% và đạt 97 triệu USD. Hạt tiêu giảm 19,95% và đạt 89 triệu USD. Gỗ và sản phẩm gỗ các loại tăng 15% và đạt 76 triệu USD. Hạt điều tăng 13% và đạt 76 triệu USD. Cao su tự nhiên tăng 43% và đạt 41 triệu USD. Rau quả tăng 53,4% và đạt 37,7 triệu USD. Cà phê giảm 10,3% và đạt 19,6 triệu USD. Ngoài ra, một số mặt hàng như chè, sản phẩm sắt thép... tiếp tục tăng trưởng mạnh và đạt kim ngạch khá lớn.

Xét riêng về từng thị trường, một số thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng cao như Thổ Nhĩ Kỳ tăng 42% và đạt 1,89 tỷ USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 802 triệu USD và tăng 12%; máy tính và sản phẩm điện tử đạt 524 triệu USD và tăng 363%; sơ xợi dệt đạt 158 triệu USD và giảm 2,5%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 50 triệu USD và tăng 77,7%; cao su tự nhiên đạt 41 triệu USD và tăng 43,4%. Có thể nói xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017 đạt mức tăng kỷ lục.

Israel tăng 28,6% và đạt 713 triệu USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 401 triệu USD và tăng 44,2%; thủy hải sản đạt 73 triệu USD và tăng 51,2%; hạt điều đạt 46 triệu USD và tăng 14,3%; giày dép các loại đạt 42 triệu USD và tăng 13,4%.

Ả-rập Xê-út tăng 12,1% và đạt 442 triệu USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 116 triệu USD và tăng 6,8%; thủy hải sản đạt 65,7 triệu USD và tăng 7,2%; hàng dệt may đạt 45,2 triệu USD và giảm 8%.

Xuất khẩu sang UAE vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định, tương ứng tăng 3,54% và đạt 5,18 tỷ USD. Trong đó, điện thoại di động đạt 4,03 tỷ USD và tăng 5,1%; máy tính và sản phẩm điện tử đạt 297 triệu USD và tăng 10,4%; giày dép các loại 123 triệu USD và giảm 1%; dệt may đạt 88,5 triệu USD và giảm 17,8%; máy móc thiết bị đạt 79 triệu USD và tăng 10,6%; phương tiện vận tải đạt 43 triệu USD và giảm 35,3%; hạt tiêu đạt 66 triệu USD và giảm 28,7%; thủy hải sản đạt 46 triệu USD và giảm 9,9%; hàng rau quả đạt 35,1 triệu USD và tăng 54%; hạt điều đạt 30 triệu USD và tăng 11%; sản phẩm gỗ đạt 28 triệu USD và tăng 40,2%; túi xách vali đạt 26 triệu USD và giảm 22,9%.

Xuất khẩu sang Irắc giảm 3% và đạt 318 triệu USD. Trong đó, mặt hàng gạo đạt 75,4 triệu USD và tăng 10,11%; thủy hải sản đạt 10 triệu USD và giảm 19%; ngoài ra mặt hàng sản phẩm sữa các loại đạt giá trị khá lớn.

Xuất khẩu sang Cô-oét giảm 16,4% và đạt 61,3 triệu USD.

Về nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng ổn định và tiếp tục được kiểm soát tốt. Trị giá nhập khẩu từ các thị trường chính ước đạt 2,85 tỷ USD, tăng 3,16% so với năm 2016. Tính cả năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu từ toàn bộ khu vực Trung Đông ước đạt 3,2 tỷ USD.

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Đông là nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm đầu vào để phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước. Về các mặt hàng nhập khẩu chủ lực, tính theo trị giá từ cao đến thấp, chất dẻo nguyên liệu đạt 1,38 tỷ USD và tăng 4,5% so với năm 2016. Khí đốt hóa lỏng đạt 276 triệu USD và tăng 13,6%. Linh kiện điện tử đạt 215 triệu USD và giảm 57,5%. Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 102 triệu USD và giảm 16%. Thức ăn gia súc đạt 76 triệu USD và giảm 1,5%.

Một số thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam gồm có Ả-rập Xê-út đạt 1,28 tỷ USD và tăng 9,4%. Trong đó, mặt hàng chất dẻo nguyên liệu đạt 1,1 tỷ USD và tăng 7,4%; khí đốt hóa lỏng đạt 46 triệu USD và giảm 46,2%; sản phẩm hóa chất đạt 16 triệu USD và tăng 17,5%.

UAE đạt 576 triệu USD và tăng 27,9%. Trong đó, khí đốt hóa lỏng đạt 206 triệu USD và tăng 299%; chất dẻo nguyên liệu đạt 135 triệu USD và giảm 19,3%; thức ăn gia súc đạt 76,1 triệu và giảm 1,5%; kim loại thường đạt 57 triệu USD và tăng 32,8%.

Israel đạt 333 triệu USD và giảm 51,6%. Trong đó, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 215 triệu USD và giảm 57,5%; máy móc thiết bị đạt 43 triệu USD và giảm 50%; phân bón các loại đạt 31 triệu USD và giảm 32%. Đáng chú ý, sau khi khởi xướng đàm phán FTA với Israel, nhập khẩu từ Israel ngày càng được thu hẹp.

Thổ Nhĩ Kỳ đạt 223 triệu USD và tăng 30%. Trong đó, máy móc thiết bị đạt 54 triệu USD và tăng 74,1%; vải các loại đạt 33 triệu USD và giảm 2,5%; dược phẩm đạt 17 triệu USD và tăng 23,1%.

Côoét đạt 307 triệu USD và tăng 179%. Trong đó, chất dẻo nguyên liệu đạt 79 triệu USD và tăng 19%; ngoài ra, khí đốt hóa lỏng và nhiên liệu khoáng sản đạt trị giá khá lớn.

Cata đạt 140 triệu USD và giảm 22,8%. Trong đó, chất dẻo nguyên liệu đạt 74 triệu và tăng 6,9%; kim loại thường đạt 37 triệu và tăng 61%; khí đốt hóa lỏng đạt 12 triệu USD và giảm 81,8%.

Lê Thái Hòa

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?