Thứ sáu 25/04/2025 18:41

Thúc đẩy xuất khẩu gạo sang châu Phi

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia khu vực châu Phi đang có xu hướng tăng cao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả trong năm 2021.

Châu Phi hiện là thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algieria, kiêm nhiệm Gambia, Mali, Niger và Senegal, do Algeria không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Người dân Algeria ít ăn gạo song lượng người lao động châu Á tại Algeria ngày càng đông, nhất là người Trung Quốc đang góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường này. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm khoảng 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Chủng loại, gạo nhập khẩu chủ yếu là loại gạo trắng, hạt dài, 5% tấm.

Gạo Việt Nam hiện phải cạnh tranh với gạo các nước: Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Tadjikistan, Uruguay và Trung Quốc. Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Algeria đạt 16.394 tấn, kim ngạch 6,28 triệu USD, tăng 20,8% về giá trị so với năm 2018. 7 tháng đầu năm 2020, do tình hình dịch bệnh và những biện pháp hạn chế nhập khẩu của nước này, xuất khẩu gạo sang quốc gia này đạt 131.664 USD.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi được dự báo tiếp tục tăng cao

Đối với Senegal, từ năm 1995, quốc gia này đã xóa bỏ độc quyền nhập khẩu gạo của công ty nhà nước và tự do hóa hoàn toàn việc nhập khẩu loại lương thực này. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của Senegal chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, nước này vẫn phải nhập khẩu từ 700.000 đến 800.000 tấn gạo trong đó hơn 90% là gạo tấm.

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal tăng mạnh so với năm 2018, đạt 96.665 tấn, kim ngạch 32.620.273 USD, tăng 13,1 lần về lượng và gấp 10,2 lần về giá trị. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 26,47 triệu USD, tăng 77,2% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trừ gạo, đạt kim ngạch 14,7 triệu USD, tăng hơn 18 lần. Trên thị trường, gạo Việt Nam phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Braxin, Áchentina, Uruguay, Hoa Kỳ, Malaisia và Campuchia.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2020, Senegal có thể phải nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo. Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã và đang theo dõi những thay đổi về chính sách thương mại, nghiên cứu, cập nhật nhu cầu nhập khẩu gạo của các địa bàn phụ trách, những quy định nhập khẩu, những lưu ý về khâu thanh toán nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thông tin kịp thời trên các trang tin chính thức của Bộ Công Thương cũng như giới thiệu cơ hội kinh doanh, danh sách các nhà nhập khẩu gạo của Algeria, Senegal... cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong năm 2020, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Thương vụ khu vực tổ chức các hội thảo giới thiệu tiềm năng thị trường châu Phi-Trung Đông theo hình thức trực tuyến thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam.
Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu