Chủ nhật 24/11/2024 17:43

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc tận dụng ưu thế của thương mại điện tử là giải pháp bền vững.

Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghiệp số- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã trao đổi với Báo Công Thương xung quanh nội dung này!

Trong những năm gần đây, nhờ triển khai chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, hoạt động kinh tế thương mại, trong đó có phát triển thương mại điện tử tại miền núi, vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến tích cực góp phần tiêu thụ sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xin ông cho biết kết quả cụ thể?

Tại quyết định số 645/2020/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, công tác đồng hành hỗ trợ khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số là rất quan trọng. Theo đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới …

Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghiệp số- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)

Thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tích cực, chủ động thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm, đặc sản địa phương qua phương thức thương mại điện tử. Điển hình là các chương trình kết nối thương mại điện tử tại các tỉnh, thành phố như: “Tuần lễ Nông sản Việt”, “Ngày đặc sản Sơn La”, “Ngày hội xứ Dừa - Đặc sản Bến Tre”, Lễ hội vải thiều Hải Dương, Bắc Giang…

Thông qua các hoạt động này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã góp phần đưa hàng trăm sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tiêu thụ trên Gian hàng Việt trực tuyến.

Đáng chú ý như hội nghị “Xúc tiến thương mại sản phẩm Na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn”. Thông qua chương trình đã thu được 2,6 tỷ đồng giá trị sản phẩm Na được tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử.

Hay như Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ hơn 9.000 tấn vải thiều với khoảng gần 1 triệu đơn đặt hàng. Hiệu quả của chương trình đã vượt hơn mục tiêu ban đầu ước tính là phân phối và tiêu thụ khoảng 2.000 tấn vải trên sàn thương mại điện tử.

Với những hoạt động trên đã và đang là những hoạt động trọng tâm của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong giai đoạn đến năm 2025 nhằm hỗ trợ đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử tại miền núi, vùng sâu, vùng xa qua đó góp phần tiêu thụ, các sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Qua nhiều năm đồng hành, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo Cục nhận định thế nào về vai trò và thách thức trong việc mở rộng tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa? Đối với các các địa phương miền núi, đây vẫn là lĩnh vực còn nhiều khoảng trống. Ông có thể chỉ ra những hạn chế, thách thức?

Trên thực tế, tại một số địa phương nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đưa các sản phẩm hàng hoá của mình lên các sàn thương mại điện tử để phát triển thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hay các hộ sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực này thì thương mại điện tử vẫn là một kênh phân phối khá mới mẻ.

Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử năm 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có Chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu cả nước (với 90,6 và 85,4 điểm), cách biệt khá xa so với Chỉ số thương mại điện tử của các địa phương khác trên cả nước.

Trung bình tổng giao dịch thương mại điện tử của cả hai thành phố trên chiếm khoảng 70% tổng giao dịch thương mại điện tử B2C cả nước. Nguyên nhân của việc thương mại điện tử giữa các địa phương phát triển chưa đồng đều đến từ nhiều yếu tố: Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hạ tầng logistics, hạ tầng thanh toán, quy mô dân số…

Để mở rộng tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa, chúng ta cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, hạ tầng cho thương mại điện tử và của chính các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục đồng hành tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp để tận dụng lợi thế của thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi.

Để thương mại điện tử trở thành kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi, giải pháp của Bộ Công Thương trong giai đoạn tiếp theo cụ thể ra sao thưa ông?

Theo tôi có 3 giải pháp để thương mại điện tử trở thành kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi trong giai đoạn tiếp theo. Đây sẽ là các giải pháp ưu tiên hàng đầu tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ nhất, Cục tiếp tục triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng dụng thương mại điện tử tại các tỉnh miền núi cho người dân, người tiêu dùng các địa phương qua đó tăng cường phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, khuyến khích người dân sử dụng thương mại điện tử thông qua các Chương trình trên toàn quốc, qua đó giảm tối đa khoảng các giữa các tỉnh,thành phố lớn và địa phương về thương mại điện tử.

Sàn thương mại điện tử Việt song hành cùng tiêu thụ nông sản miền núi

Thứ hai, Bộ sẽ thực hiện các hoạt động đào tạo cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, địa phương để liên tục cập nhật các chính sách, pháp luật, nâng cao kiến thức về thương mại điện tử thông qua các chương trình đào tạo; sử dụng tối đa các lợi ích mà các chương trình phát triển và giải pháp, hạ tầng công nghệ ứng dụng thương mại điện tử mang lại.

Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của công nghệ số, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến quy trình vận hành, mở rộng các mô hình kinh doanh mới, các hình thức mua sắm mới của người tiêu dùng (mua sắm trên mạng xã hội, mua sắm qua thực tế ảo…) để không bị tụt hậu so với thị trường.

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ thực hiện tăng cường ứng dụng các giải pháp, chương trình nhằm thúc đẩy nhanh chóng chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp như: Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday thường niên; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử quốc gia Go Online; Chương trình gian hàng Việt trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử; Chương trình gian hàng địa phương...

Thứ ba, đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc phát triển hạ tầng logistic là rất cần thiết. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyển phát, cung ứng dịch vụ hỗ trợ hạ tầng cho thương mại điện tử để có sự đào sâu nghiên cứu và sớm hình thành các giải pháp chuyên biệt để hỗ trợ khu vực này.

Xin cám ơn ông!

Việt Anh- Hoàng Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'