Thứ hai 23/12/2024 00:42

Thúc đẩy thông thương, kiểm soát phòng dịch qua cửa khẩu

Khi liên tiếp những ca bệnh Covid-19 xuất hiện trong cộng đồng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian ngắn, khiến nơi đây đã trở thành điểm 'nóng' về dịch bệnh. Để việc thông quan tại các tuyến biên giới, cửa khẩu không bị gián đoạn, lực lượng chức năng hai địa phương này đã phải tăng cường lực lượng, đưa ra các giải pháp an toàn để vừa chống dịch vừa đảm bảo thông quan hàng hóa.

“Đổi tài xế, đổi đầu xe” khi thông quan

Tỉnh Nghệ An có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn - Hà Tĩnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và đều có đường biên giới chung với một số huyện của nước bạn Lào cũng đang có những ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, vấn đề siết chặt y tế, kiểm soát lưu thông qua lại khu vực Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và Cầu treo đang được các lực lượng chức năng trên địa bàn 2 tỉnh thực hiện hết sức nghiêm ngặt.

Lượng phương tiện, hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu giảm đến khoảng 50% trong đợt bùng phát dịch bệnh mới này. Ảnh tại cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh

Vào thời điểm dịch bệnh ở 2 tỉnh đang là điểm nóng của cả nước nhưng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các Doanh nghiệp (DN) hai bên qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Nậm Cắn và Cầu Treo vẫn rất lớn.

Ông Phan Văn Nhâm - Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cho biết, cách đây một năm khi triển khai thực hiện mô hình “đổi tài xế, đổi đầu xe” để lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu, các lực lượng hải quan, bộ đội biên phòng (BĐBP), y tế, ban quản lý cửa khẩu đã phối hợp kiểm tra, kiểm soát nhịp nhàng. Qua đó đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa được thông quan liên tục.

Thế nhưng, bên cạnh việc lưu thông được hàng hoá thì chi phí đội lên cho DN cũng rất cao. Anh Trần Đình Nam – nhân viên đơn vị vận tải đang làm thủ tục thông quan tại Cửa khẩu Nậm Cắn nói: "Khi dịch covid-19 bắt đầu bùng phát, cửa khẩu Nậm Cắn kiểm tra phòng dịch nghiêm ngặt, trong đó tất cả các đơn vị vận tải hàng qua lại hai bên biên giới buộc phải chuyển tải hàng hóa. Ngay cả lái xe cũng phải bố trí 2 người ở 2 bên biên giới, điều này khiến cho chi phí 1 chuyến hàng bị đội lên. Mọi chi phí đều tăng lên gấp đôi so với thời điểm trước đây...".

Còn tại Cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh, cách thủ tục hành chính được giảm tải, đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ quản lý hải quan tự động, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, áp dụng Thông tư 47/2020/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, hình thức chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa NK áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19. Theo đó, DN được kéo dài thời gian nộp các chứng từ để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt từ 30 ngày lên 180 ngày. Dù dịch bệnh Hải quan Hà Tĩnh cho biết, đến gần cuối tháng 5 đã tiếp nhận và làm thủ tục cho hơn 5.500 tờ khai hải quan, tăng 79,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Vừa thông thương hàng hoá vừa chống dịch

Do những tác động như dịch bệnh, thiên tai tình hình xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Nậm Cắn Kỳ Sơn (Nghệ An) trong 5 tháng đầu năm đã giảm sâu trên tất cả các mặt chỉ tiêu. Từ đầu năm đến nay, lượng khách qua lại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn giảm đáng kể, có khi giảm đến 50%, đặc biệt, từ khi bên Lào bùng phát đợt dịch mới trở lại đây, lượng khách giảm mạnh do phía Lào tăng cường kiểm soát, thực hiện giãn cách xã hội.

Ngoài ra, việc phải đổi tài xế và đổi phương tiện vận chuyển hàng cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập hàng hóa của các DN cả hai bên. Trong 5 tháng đầu năm chỉ có 56 DN tham gia làm thủ tục thông quan qua Cửa khẩu Nậm Cắn, trong đó có 38 doanh nghiệp xuất khẩu và 18 DN nhập khẩu, với tổng số 5.257 phương tiện. Kim nghạch XNK chỉ đạt hơn 14,2 triệu USD. Trong đó chủ yếu là các mặt hàng VLXD, ngũ cốc, phân bón, gỗ, quặng, than...

Sau khi vào bãi chuyển tải thì hàng hóa từ xe mang biển kiểm soát của Việt Nam sẽ được chuyển sang xe mang biển kiểm soát của Lào

Chi cục Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn cho biết, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh. Các vụ việc liên quan đến hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; vận chuyển hàng cấm; mua bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan có chiều hướng giảm về số vụ.

Theo ông Phan Văn Nhâm – Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Kỳ Sơn (Nghệ An), ở đây có lưu lượng hành khách, hàng hóa qua lại khá nhiều. Nhất là các phương tiện vận tải tập trung đông, các dịch vụ phát triển mạnh kéo theo người dân từ khắp nơi đến giao thương, làm ăn, tạm trú khá lớn. Những tháng đầu năm 2021, lưu lượng người, phương tiện xuất nhập cảnh (XNC), hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trung bình mỗi ngày có khoảng trên dưới 300 lượt người và và 250 - 260 lượt phương tiện XNC qua cửa khẩu.

Kể từ khi dịch bùng phát trở lại, lực lượng chức năng ở 2 cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) và Cầu Treo (Hà Tĩnh) cũng đang nỗ lực kiểm soát người và phương tiện qua lại để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, khi nhập cảnh, phương tiện, hàng hóa đều được phun tiêu độc khử trùng trước khi thông quan, người dân nhập cảnh phải thực hiện cách ly y tế 21 ngày. Đặc biệt, các phương tiện xuất nhập cảnh khi qua cửa khẩu đều phải thực hiện quy trình đổi lái…

Lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, duy trì nghiêm túc quy chế phối hợp, công tác kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện XNC, hàng hoá XNK cũng như đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại. Từ đó, tạo điều kiện thông thoáng và đảm bảo an toàn cho hoạt động lưu thông biên giới…”, ông Lê Minh Đức - Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thông tin.

Thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 2.643,41 tỷ đồng, đạt 51,03% so với dự toán năm 2021 và tăng 50,07% so với cùng kỳ năm 2020.
Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu