Thứ hai 25/11/2024 23:03
NEPCON Việt Nam 2017

Thúc đẩy nội địa hóa ngành công nghiệp điện tử

Từ ngày 13-15/9/2017, Triển lãm NEPCON Việt Nam 2017 do Công ty TNHH ReedTradex (Thái Lan) tổ chức sẽ tiếp tục quay trở lại Hà Nội với trọng tâm là trưng bày linh kiện điện tử SMT, công nghệ và thiết bị kiểm tra.
Triển lãm kỳ vọng sẽ góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử Việt Nam. Ảnh minh họa

Triển lãm có sự tham gia của các nhà cung cấp công nghệ hàng đầu của ngành công nghiệp điện tử như: Techvalley, Sinfonia, Juki, Wkk, Sip, Hibex và Lintec. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ giới thiệu các giải pháp sản xuất điện tử nổi bật của họ tại sự kiện lần này.

Bên cạnh việc kết hợp tổ chức cùng Triển lãm NEPCON Vietnam 2017, nhà tổ chức - Reed Tradex cũng muốn tập trung vào việc hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất điện tử thông qua "Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 2017" và "Triển lãm công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 7" do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội tổ chức. Đây là nền tảng cung ứng tuyệt vời, nơi các nhà sản xuất Nhật Bản gặp gỡ các nhà sản xuất phụ tùng của Việt Nam để thắt chặt cơ hội kinh doanh và mối quan hệ giữa những đơn vị tích cực tham gia.

Ba triển lãm đồng tổ chức sẽ "tăng gấp ba" cơ hội kinh doanh và tăng chỉ số nội địa hoá cho ngành điện tử ở Việt Nam. Triển lãm với sự tham gia bởi hơn 200 thương hiệu hàng đầu, từ 20 quốc gia và bao gồm 7 gian hàng quốc tế từ các quốc gia và vùng lãnh thổ công nghệ hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Đài Loan.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) - ông Lưu Hoàng Long - cho biết, với lợi thế về địa lý là trung tâm của Đông Nam Á và cũng là cầu nối của Đông Dương với thế giới, Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới vô cùng hấp dẫn với nguồn lao động có trình độ và chi phí thấp hơn Indonesia, và chỉ bằng một nửa của Thái Lan. “Trong năm vừa qua, sản lượng xuất khẩu các linh kiện điện thoại di động và điện thoại luôn giữ tỷ trọng cao nhất, góp phần lớn vào cân bằng thương mại của Việt Nam và giảm nhập siêu. Tuy nhiên, trong tổng số điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu vào năm 2016 trị giá 34,3 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI kiểm soát 99,8%, trị giá 34,2 tỷ USD” - ông Long cho hay.

Lễ ký kết hợp tác tổ chức 3 triển lãm

Mặt khác, theo khuyến cáo của ông Suttisak Wilanan, là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam cũng tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), và có tiềm năng thu được nhiều lợi ích hơn từ việc mở rộng ITA. Để làm được điều đó, nền công nghiệp điện tử Việt Nam cần tăng năng suất, đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng cường nội địa hóa. Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 1/3 số lượng doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam, nhưng chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử của cả nước và chiếm 80% thị phần trong nước.

Là đơn vị đồng tổ chức Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7 tại Hà Nội, ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho hay, tỷ lệ nội địa hoá thấp của nguyên liệu và phụ tùng tác động kìm hãm mức tăng trưởng của Việt Nam. Hiện mức độ nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam rất thấp, chỉ có 34%, trong khi của Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc. Đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

Ông Hironobu Kitagawa nhấn mạnh, để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí và đảm bảo cung cấp ổn định của các nhà cung cấp linh kiện, việc tìm kiếm đối tác địa phương vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Mặt khác, ông Hironobu Kitagawa tin tưởng các doanh nghiệp Nhật Bản có thể thiết lập mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp địa phương để giảm chi phí và tiết kiệm thời gian,.

Với những kỳ vọng trên, theo nhà tổ chức triển lãm, khách tham quan năm nay sẽ tham gia 3 triển lãm tại cùng một địa điểm, và đều đạt được lợi ích là phát triển toàn diện chuỗi sản xuất cũng như nhận được nhiều cơ hội kinh doanh hơn từ phía các nhà chế tạo điện tử và công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh công nghệ, Reed Tradex đang hợp tác với VEIA để chuẩn bị các nội dung, hoạt động, chương trình giáo dục nhằm truyền cảm hứng và nâng cao kiến thức, mạng lưới công nghiệp. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu cao về kỹ thuật và công nghệ hàn trong khuôn khổ triển lãm còn có cuộc thi "Hàn tay điện tử".

Nhân dịp này, JETRO tại Hà Nội và Công ty TNHH Reed Tradex, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (Vietrade) và Hiệp hội Công nghiệp điện tử Việt Nam đã ký kết hợp tác để tổ chức sự kiện "Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 7", “Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 2017” và "NEPCON Vietnam 2017 tại Hà Nội" với sứ mệnh chung là tạo dựng cơ hội kinh doanh, tăng cường chỉ số nội địa hoá cho ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nắm bắt Hiệp định Công nghệ Thông tin.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: NEPCON Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy