Thứ ba 05/11/2024 22:23

Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ: Chuyển biến tích cực trong hành động của Bộ Công Thương

Thực hiện Quyết định số 999/QĐ -TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3138/QĐ - BCT ngày 16/10/2019 phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 999/QĐ - TTg để giao nhiệm vụ cho các Đơn vị của Bộ triển khai thực hiện. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Tăng cường công tác quản lý

Về tăng cường công tác quản lý nhà nước của ngành Công Thương đối với các cá nhân và các bên liên quan trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm về cung cấp và sử dụng dịch vụ trong kinh tế chia sẻ. Cụ thể là tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin và dữ liệu trong công tác điều hành quản lý nhà nước; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và giữ liệu giữa các Đơn vị thuộc Bộ và với các Bộ, ngành với chính quyền các cấp, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong kinh tế chia sẻ

Theo đó, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và xây dựng hệ thống báo cáo điện tử Bộ Công Thương với hệ thống báo cáo điện tử của Chính phủ; đã triển khai xây dựng Trục kết nối dịch vụ thương mại điện tử -TMĐT (giai đoạn I) nhằm hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến giới thiệu dịch vụ của mình trên hệ thống này.

Ngoài ra, Trục còn được kết nối với các sản TMĐT của địa phương nhằm liên kết giới thiệu các sản phẩm của địa phương; Thí điểm thiết kế giải pháp lưu trữ và quản lý chứng thực chữ ký số từ xa (Remote Signing) cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể khởi tạo mã QR Code, kết nối máy in tem truy xuất; giải pháp quản lý dữ liệu khách hàng trực tuyến cho các cá nhân/ đơn vị (CRM giai đoạn 2); xây dựng cổng kết nối sản phẩm xuất khẩu cho hệ thống bán hàng trực tuyến toàn cầu Amazon; đồng thời tổ chức các hoạt động đào tạo học viên trên toàn quốc kiến thức về TMĐT...

Liên quan đến việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, gắn kết giữa TMĐT với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ Blockcha trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa có dán tem IDEA Blockchain đối với một số mặt hàng nông sản nhằm nâng cao cao thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra các nước phát triển trong bối cảnh hiệp định EVFTA được phê chuẩn. Trên cơ sở đó, xây dựng giải pháp tổng thể cho hệ thống Sàn giao dịch dịch vụ logistics giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp chủ hàng nhằm tạo thuận lợi cho dịch vụ giao hàng gắn TMĐT theo xu thế diễn biến tình hình dịch bệnh Covid hiện nay; hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng công nghệ số trong Chuyển đổi số tiếp cận cuộc CMCN 4.0 hướng tới tăng năng suất quản lý và đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ cũng triển khai thuận lợi hoá thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu thông qua hoạt động khai C/O điện tử, xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong hoạt động khởi tạo mã truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hoá (QR Code) trên Hệ thống truy xuất nguồn gốc ...

Linh hoạt trong chính sách

Theo Bộ Công Thương, về nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách phát triển TMĐT cho giai đoạn 2021-2025 theo hưởng tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động thương mại điện tử ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ; nghiên cứu, đề xuất chính sách tạo chủ động phát triển kinh tế chia sẻ; phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế chia sẻ.

Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/ QĐ - TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 nhằm tăng cường gắn kết chặt chẽ kế hoạch tổng thể với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia CMCN 4.0, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Kế hoạch đã đưa ra các định hướng chính sách, những quan điểm và mục tiêu phát triển nhất quán của Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển TMĐT đồng bộ từ trung ương đến địa phương trong 5 năm tới, trong đó, nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử và vai trò của Chính phủ về quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho phát triển thương mại điện tử.

Riêng đối với lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2020. Trên cơ sở đó, đã lập đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trong đó, đã rà soát, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch liên quan mô hình kinh tế chia sẻ và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Hiện tại, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được gửi Bộ Tư pháp để thực hiện thủ tục thẩm định trước khi báo cáo Chính phủ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 8674/KH - BCT ngày 12/11/2020 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyển của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021, trong đó, lựa chọn chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 là “Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới”.

Trên cở sở đó, hàng năm Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành hằng năm về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với một số mô hình kinh tế chia sẻ, cụ thể: Thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Công ty TNHH Grab. Theo đó, đã xử phạt Công ty số tiền 117 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về: không xác định rõ thời điểm áp dụng điều kiện giao dịch chung , điều kiện giao dịch chung không được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy ; điều kiện giao dịch chung có cỡ chữ nhỏ hơn 12 và điều kiện giao dịch chung sử dụng tiếng Anh.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã có báo cáo giám sát thi hành pháp luật về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực TMĐT, trong đó, có rà soát, nghiên cứu hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của một số mô hình kinh tế chia sẻ như mô hình vận tải của Grab, Be Group và 6 Go Viet.

Bên cạnh đó, Bộ thường xuyên rà soát, tổng hợp và phân tích các vụ việc khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng để nhận biết các nội dung liên quan mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, đã đăng tải trên website của Bộ và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng các tin bài , nội dung nâng cao nhận thức, hướng dẫn, lưu ý người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch có liên quan mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó, đặc biệt là các giao dịch vay tiền trực tuyến.

Đối với lĩnh vực cạnh tranh, Bộ Công Thương đang hoàn thiện các văn bản, quy trình để thực hiện thủ tục thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Luật Cạnh tranh. Do vậy, trong thời gian qua, Bộ chưa triển khai điều tra, xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, đối với các phản ánh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Bộ Công Thương vẫn tiếp nhận và có biện pháp phù hợp nhằm giải thích, hướng dẫn các bên liên quan tuân thủ Luật Cạnh tranh, chấm dứt các hành vi vi phạm, đồng thời củng cố hồ sơ, tài liệu để chủ động điều tra, xử lý sau khi Ủy ban Cạnh tranh quốc gia được chính thức thành lập.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc