Thứ tư 20/11/2024 01:33

Thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban Dân tộc đã hướng dẫn thực hiện một số dự án thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó có dự án “Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệpvà thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy phong trào và tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương. Bước đầu tạo lập môi trường thuận lợi để tổ chức, cá nhân có ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp; hỗ trợ thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Ưu tiên hỗ trợ các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ

Đối tượng áp dụng của dự án gồm 4 nhóm sau: Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số theo học và có các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại các xã đặc đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Việc triển khai thực hiện nội dung thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Mỗi xã đặc biệt khó khăn có tối thiểu 1 mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp được hỗ trợ. Mô hình được hỗ trợ phải tạo việc làm, có hợp đồng thu mua sản phẩm cho ít nhất 15 hộ gia đình thuộc địa bàn xã khu vực III.

Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc có từ 50% trở lên số lao động là phụ nữ tham gia mô hình, các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được hỗ trợ bằng nguồn vốn của Chương trình.

Bà con dân tộc có thể kinh doanh dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương

Mỗi mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp khi được lựa chọn hỗ trợ sẽ được nhận hỗ trợ theo giai đoạn không quá 3 năm dưới các hình thức: Hỗ trợ một phần chi phí thực hiện mô hình, hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ kết nối cá nhân/tổ chức chủ trì mô hình được tham gia các hoạt động của Hệ sinh thái thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh phát triển bền vững và mở rộng, phát huy hiệu quả đầu tư của Chương trình.

Các nội dung, định mức hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Thực tế cho thấy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng; quy mô các mô hình còn nhỏ… Nguyên nhân do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều. Vì vậy, triển khai dự án hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, tồn tại nêu trên. Đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư, trao đổi hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân các xã đặc biệt khó khăn; từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu tiến tới hoàn thành mục tiêu không còn xã đặc biệt khó khăn vào năm 2030.

Hoàng Huy
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo