Thứ ba 19/11/2024 10:31

Thừa Thiên Huế triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021

Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”. Thời gian thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 diễn ra từ 15/4/2021 đến 15/5/2021.

Năm nay, Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2021 nhằm thực hiện các mục tiêu đó là tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm về An toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm nhằm giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm (nếu xảy ra trên địa bàn quản lý).

Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục giám sát và theo dõi diễn biến tình hình nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới.

Thời gian thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 diễn ra từ 15/4/2021 đến 15/5/2021. Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2021 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, tích cực, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn hiện hữu. Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học bước đầu đã có kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn cao. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội. Một bộ phận người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là nguy cơ trực tiếp tác động đến sức khỏe người dân. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định đến uy tín của thương hiệu sản phẩm, thực phẩm xuất khẩu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Thanh Bình kêu gọi các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và mỗi người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực làm cho thực phẩm được an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

"Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu trên. Gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm", ông Bình đề nghị.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?