84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.
Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng Loại hải sản được ví như "mì chính" của nhà giàu, giá đắt đỏ nhưng vẫn được săn đón Hàng nghìn tấn cá hồi, cua nâu Na Uy được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam

Ngày 5/9, Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) công bố báo cáo nghiên cứu cho thấy 84,6% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên các sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Con số này vượt xa mức trung bình toàn cầu là 71%. Điều này cho thấy nhu cầu ngày càng cao về tính minh bạch trong nguồn gốc xuất xứ của người tiêu dùng Việt, góp phần khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong việc thúc đẩy xu hướng thay đổi mạnh mẽ của ngành hải sản toàn cầu.

Ngươi tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưu tiên mua hải sản có nguồn gốc rõ ràng
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưu tiên mua hải sản có nguồn gốc rõ ràng (Ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy)

Khi nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng, nhu cầu về tính minh bạch trong chuỗi cung ứng càng trở nên cấp bách. Để thích ứng với xu hướng này, ngành hải sản Việt Nam đang nhanh chóng áp dụng công nghệ số để tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc, cải thiện các tác động tới môi trường, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng và tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn.

Theo báo cáo mới nhất của NSC, những tiến bộ công nghệ này có khả năng thay đổi toàn bộ chuỗi giá trị, giúp ngành hải sản Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững và hướng tới người tiêu dùng hơn nữa.

Ngoài nhu cầu minh bạch trong nguồn gốc xuất xứ, tính bền vững cũng nổi lên như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam. 82,2% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên các sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc bền vững. Xu hướng này được thể hiện rõ nét qua sự tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu hải sản Na Uy sang Việt Nam.

Trong nửa đầu năm 2024, Na Uy ghi nhận mức tăng 13% về khối lượng và 12% về giá trị xuất khẩu hải sản sang Việt Nam, đạt 32.744 tấn với trị giá 1,3 tỷ NOK (gần 120 triệu USD). Những con số này khẳng định vị thế của Việt Nam là thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy, trong tình thế Na Uy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các thị trường quốc tế khác.

Bà Åshild Nakken - Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của NSC- chia sẻ: “Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách chuyển đổi số đang cách mạng hoá ngành hải sản. Tại Việt Nam, chúng ta trực tiếp chứng kiến sự chuyển đổi này khi các doanh nghiệp địa phương áp dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính minh bạch và bền vững. Sự chuyển đổi số này giúp đảm bảo người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận tới nguồn hải sản chất lượng cao, bền vững, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường hải sản toàn cầu”.

Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đang dẫn đầu cuộc cách mạng số này, tận dụng công nghệ để gia tăng năng suất và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Các ứng dụng tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích hành vi người tiêu dùng, dự đoán nhu cầu và tinh giản việc quản lý hàng tồn kho. Điều này cho phép các nhà bán lẻ tối ưu hoá quy trình cung cấp sản phẩm và cá nhân hoá dịch vụ.

Một số nhà bán lẻ tiên phong thậm chí còn tiến xa hơn trong cuộc cách mạng này bằng cách sử dụng thuật toán để định hướng phát triển sản phẩm và tối ưu hoá giá cả. Ngoài ra, một số doanh nghiệp tiên phong đang tạo ra những trải nghiệm mua sắm hỗn hợp “physital” (“physical” và “digital”) kết hợp giữa thế giới thực và ảo, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mới lạ và tiện dụng. Tuy nhiên, một số công cuộc chuyển đổi số như mã QR vẫn còn ở giai đoạn sơ khai trong ngành hải sản.

Mỗi sản phẩm hải sản với mã truy xuất nguồn gốc được ví như một tấm hộ chiếu đảm bảo chất lượng
Mỗi sản phẩm hải sản với mã truy xuất nguồn gốc được ví như một tấm hộ chiếu đảm bảo chất lượng (Ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy)

Ông Kjetil Hestad - Giám đốc Liên đoàn các Công ty sản xuất và Nhà máy chế biến hải sản Na Uy, giải thích tiềm năng của việc sử dụng mã QR, việc thay thế mã vạch truyền thống bằng mã QR mở ra một cơ hội to lớn để cung cấp cho người tiêu dùng mọi thông tin chi tiết về sản phẩm hải sản, từ nơi xuất xứ (quốc gia, hoặc thậm chí là khu vực cụ thể), nguồn thức ăn trong quá trình nuôi dưỡng và cả cách chế biến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để.

Ông Hestad cũng nhấn mạnh thách thức hiện nay là nhiều người tiêu dùng chưa nhận thức được giá trị những thông tin mà mã QR mang lại, mặc dù đó có thể chính xác là những gì họ quan tâm.

“Hướng dẫn cho người tiêu dùng là rất quan trọng và cần được triển khai rộng rãi ở cả cấp độ doanh nghiệp và tổ chức. Chỉ khi người tiêu dùng hiểu rõ về mã QR thì họ mới có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả”, ông Hestad chia sẻ.

Những mô hình bán lẻ sáng tạo ở các thị trường khác đã cho thấy tiềm năng to lớn của mã QR. Điển hình như tại hệ thống siêu thị Hema Fresh ở Trung Quốc, công nghệ tiên tiến cho phép khách hàng quét mã QR trên sản phẩm để xem thông tin chi tiết về hải sản, từ thời điểm thu hoạch, nguồn gốc đến thời gian sản phẩm được vận chuyển tới cửa hàng. Việc thanh toán cũng được thực hiện dễ dàng qua ứng dụng Hema, và trải nghiệm ăn uống tại chỗ với sự phục vụ của robot thu hút đông đảo khách hàng. Sự tích hợp liền mạch giữa mua sắm trực tuyến và trực tiếp này cho thấy tiềm năng tương lai của mô hình bán lẻ “physital” tại Việt Nam.

Nghiên cứu mới này là một phần trong chuỗi báo cáo chuyên sâu về các xu hướng của Hội đồng Hải sản Na Uy. Báo cáo này cung cấp bức tranh toàn cảnh về thị trường hải sản toàn cầu, với dữ liệu độc quyền từ các báo cáo Deep Dive của Hội đồng, theo dõi hành vi và thái độ mua hàng của khoảng 18.000 người tiêu dùng tại 17 quốc gia.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, với những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đang là vấn đề báo động, đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời từ toàn xã hội
Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi người tiêu dùng thay đổi nhận thức sẽ buộc người sản xuất, kinh doanh phải thay đổi nhận thức.
Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Dự án SAFEGRO đang góp phần giúp Việt Nam bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể phòng ngừa được.
Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hà Tĩnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.
Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động