Thứ sáu 22/11/2024 03:40

Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ thi công đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 trước mùa mưa bão

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc.

Ngày 12/6, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc.

Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu (bên trái), Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bên phải) kiểm tra tiến độ Dự án đê chắn sóng giai đoạn 2 tại cảng Chân Mây (Ảnh: M.H)

Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 được triển khai nhằm hoàn thiện quy mô đê chắn sóng cảng Chân Mây theo Quy hoạch chi tiết xây dựng cảng đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 2063/QĐ-UBND ngày 29/10/2010.

Dự án kéo dài thêm 300 m, với tổng chiều dài 2 giai đoạn 750 m, kinh phí thực hiện hơn 750 tỷ đồng. Kết cấu công trình sử dụng dạng đê chắn sóng mái nghiêng phủ khối bêtông phức hình RAKUNA IV. Thông số và kết cấu đê chắn sóng với cao độ đỉnh đê +7 m.

Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2, đại diện Ban Quản lý dự án cho biết, công trình được khởi công từ tháng 10/2022, đến nay đã hoàn thành thi công hạng mục bến tạm; hoàn thành thi công nạo vét, thay nền móng đê; hoàn thành thi công nạo vét hạng mục luồng, dịch chuyển phao báo hiệu…

Hiện đang thi công hạng mục đúc khối phủ Rakyna (đạt 92% khối lượng hợp đồng). Giá trị khối lượng xây lắp đã thực hiện đến nay khoảng 541 tỷ đồng đạt khoảng 80% khối lượng…

Sau khi đi kiểm tra, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế biểu dương sự nỗ lực của các đơn vị trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục. Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh, Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 là công trình hạ tầng trọng điểm bảo vệ cho các cầu cảng, tăng thời gian khai thác hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng biển Khu bến Chân Mây nói riêng, cảng biển Thừa Thiên Huế nói chung.

“Vì vậy, đơn vị thi công tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ, tăng cường lực lượng và phương tiện để tập trung hoàn thiện các hạng mục quan trọng trước mùa mưa bão; tổ chức thi công phải đảm bảo chất lượng, an toàn. Đồng thời yêu cầu UBND huyện Phú Lộc phối hợp với chủ đầu tư tạo điều kiện tối đa để nhà thầu thi công, hoàn thành đúng thời hạn”, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân