Thứ sáu 22/11/2024 09:35

Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại Thừa Thiên Huế có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Ngày 1/6, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, 5 tháng đầu năm 2024 nhiều chỉ số phát triển kinh tế - xã hội có mức tăng trưởng dương, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tại Thừa Thiên Huế có mức tăng trưởng khá (Ảnh: NT)

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 ước tăng 6,4% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng ước tăng 3% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 6,2%. Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ như: Bia tăng 4,3%, sợi các loại tăng 8,8%, quần áo lót tăng 8,3%, dăm gỗ tăng 38,2%, điện thương phẩm tăng 6%,... Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm có lượng giảm như: Tôm đông lạnh giảm 6,3%, xi măng giảm 2,8%, điện sản xuất giảm 31,6%...

Ngoài ra, trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu tại Thừa Thiên Huế ước đạt 102 triệu USD, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 25% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 460triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 79,5 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước và tăng 20,4% so với cùng kỳ, tính chung 05 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 367,6 triệu USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm 2024 đến nay, Thừa Thiên Huế đã cấp mới 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 5.326,8 tỷ đồng (bao gồm 8 dự án FDI với vốn đăng ký 33,2 triệu USD). Trong khu kinh tế, khu công nghiệp cấp 10 dự án với tổng vốn đầu tư 4.065,3 tỷ đồng; ngoài địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp cấp 10 dự án với vốn đăng ký 1.261,5 tỷ đồng.

Tính đến 29/5/2024, có 330 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1.679 tỷ đồng, tăng 5% về lượng và tăng 2,3% về vốn so với cùng kỳ; tuy nhiên, số doanh nghiệp hoạt động trở lại 171 doanh nghiệp, giảm 04 doanh nghiệp và số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 459 doanh nghiệp, tăng 121 doanh nghiệp cho thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn đang gặp khó khăn.

Về những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cho quý III/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các dự án sản xuất công nghiệp sớm đi vào hoạt động như: Nhà máy Kanglongda Huế, Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế giai đoạn 1,...các dự án phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế để đưa vào hoạt động trong quý III/2024.

Đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách: Dự án Đường Nguyễn Hoàng và cầu Vượt sông Hương; tuyến đường bộ ven biển, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2; các dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế; dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 2),...Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các dự án: Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; Đường vành đai 3. Tập trung phối hợp Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành hồ sơ thủ tục sớm khởi công Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Tổ chức thành công Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức Hội nghị đối thoại, xúc tiến du lịch năm 2024. Xây dựng Kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Tiếp tục xúc tiến các đường bay nội địa, quốc tế đi và đến Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài….

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân