Thứ hai 18/11/2024 18:22

Thị trường vàng trong nước: Khó mua hay là câu chuyện cần thay đổi một thói quen

Giá vàng trong nước gần đây tuy có biến động song không còn nhảy múa, đi kèm đó lại nổi lên câu chuyện thị trường đóng băng, người có nhu cầu rất khó để mua.

Dạo quanh một số cửa hàng tại “phố Wall vàng của Việt Nam”- phố Trần Nhân Tông cùng một số tụ điểm quen mặt với dân buôn bán vàng ở Hà Nội, đã không còn cảnh xếp hàng, chen lấn nhau để có được một suất mua vàng miếng như thường thấy. Thay vào đó là cảnh đìu hiu, vắng hoe, nhân viên có khi còn đông hơn khách ra vào.

Mua trực tiếp đã vậy, mua online tại các điểm chỉ định của các ngân hàng thương mạinhà nước cũng lại có cái "nhọc” khác. Một vài người trót vay vàng miếng trước đây nay đến hạn phải trả, chủ nhân cho vay cứ nằng nặc đòi “vay vàng thì phải trả bằng vàng”. Thành thử mấy bữa nay toát cả mồ hôi không phải vì không đủ tiền mà toát mồ hôi làm sao mua được vàng ở một kênh được giới thiệu là tiện lợi.

Việt Nam cần một thị trường vàng mang tính chuyên nghiệp. Ảnh minh hoạ

Thị trường vàng trong nước có vẻ lặng sóng sau những động thái ra tay quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước khi nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Theo các chuyên gia, thực tế này đã phản ảnh việc nhu cầu thực tế về vàng trong nước đã ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước vẫn có những sóng ngầm. Chợ vàng thực địa vắng người thì chợ vàng “ngầm” lại có những xáo xác tuy không nổi sóng. Vẫn diễn ra việc chênh lệch giá ngay tại thị trường trong nước giữa giá niêm yết và giá “rỉ tai” khiến cho một số người vẫn coi đây là cơ hội làm ăn kiếm lời cũng như kiếm lời ngay từ việc “xếp gạch” thành công khi xếp hàng mua vàng tại các điểm của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, những diễn biến trên Ngân hàng Nhà nước đều đã nắm được. Cùng đó, giải pháp Ngân hàng Nhà nước bán vàng cho nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước được xem như “chỉ là giải pháp trước mắt”. Về lâu dài, thị trường vàng cần giải pháp căn cơ, phù hợp cho dù đây là vấn đề khó.

Không đi vào giải pháp cụ thể, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng các giải pháp tới đây, bao gồm cả sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP sẽ theo hướng những cái nào thuộc vai trò quản lý nhà nước thì dứt khoát tiếp tục quản lý, những gì thuộc về thị trường thì tạo điều kiện cho thị trường được thông thoáng. Song cũng không thể bỏ qua khâu kiểm tra thị trường để đấu tranh với các hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường.

Một số chuyên gia nghĩ rằng, khoảng lặng hiện nay của thị trường vàng trong nước có thể là một cơ hội tốt để các cơ quản quản lý nghĩ đến những lợi ích của việc chuyển từ thị trường mang tính vật chất sang thị trường vàng tín chỉ để từ đó có những giải pháp căn cơ như mong muốn.

Với người tiêu dùng hay thậm chí là nhà đầu tư, khoảng lặng này có thể là một dịp tốt, rất tốt để thay đổi thói quen tích trữ vàng, mỏi mắt ngắm giá vàng lên xuống như một thứ tài sản để hướng dòng tiền đến những kênh đầu tư khác có lợi nhuận nhanh hơn, thời gian ngắn hơn. Cũng tức là góp phần tăng thêm sinh khí, lực đẩy cho cả nền kinh tế, để nền kinh tế thoát hẳn khỏi cái danh không mấy hay là “bị vàng hoá”.

Thị trường vàng trong nước thời gian qua dường như là một thị trường mà ít ai dám nói hay. Nhìn tới đây câu hỏi cửa miệng là giá sẽ còn tăng hay giảm vẫn là một câu hỏi khó. Thêm vào đó, nhu cầu tích trữ vàng của thế giới vẫn còn cao. Ở thị trường vàng trong nước, việc nới lỏng nguồn cung như vừa qua đã có những tác động tích cực để những tháng cuối năm giá vàng có thể bình ổn và dao động ở mức hiện tại.

Trong một bối cảnh như thế thì hai cái đích lâu dài cần hướng đến chính là xây dựng một thị trường vàng chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế và thay đổi thói quen của người tiêu dùng không còn quá lệ thuộc vào kênh đầu tư vàng.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí