Thứ tư 18/12/2024 01:39

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Toạ đàm có sự tham dự của ông Trịnh Xuán An – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội; Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh; đại diện Hiệp hội phân bón, Hiệp hội tư vấn thuế; đại diện nông dân…

Toàn cảnh toạ đàm

Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Phạm Thuận Thiên, Tổng biên tập Tạp chí Năng lượng Mới - PetroTimes cho biết, năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật thuế 71/2014/QH13 (gọi tắt là Luật thuế 71), có hiệu lực từ 01/01/2015.

Tại Khoản 1, Điều 3, Luật này quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Quy định này được kỳ vọng có thể giảm chi phí giá thành sản phẩm phân bón, giúp người nông dân tăng lợi nhuận trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngay sau khi triển khai thực hiện, Luật thuế 71 đã nảy sinh nhiều bất cập, đi ngược lại so với mong muốn ban đầu. Cụ thể là khiến giá bán phân bón trong nước không những không giảm mà còn tăng lên do phải gánh phần thuế VAT đầu vào mà doanh nghiệp không được hoàn thuế do không có thuế VAT đầu ra; tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu; ngành sản xuất phân bón trong nước mất động lực phát triển, có nguy cơ đi thụt lùi; ngân sách nhà nước thất thu...

Do những bất cập nêu trên, Chính phủ đã xây dựng Dự thảo Luật Thuế VAT sửa đổi đã được đưa ra thảo luận, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV này. Trong đó, phương án áp thuế VAT 5% đối với phân bón đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều Đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia, nhằm đảm bảo cạnh tranh giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón được nhập khẩu, vì lợi ích người nông dân, sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật là không hợp lý, cần phải được điều chỉnh.

Các diễn giả tham gia Toạ đàm

Ủng hộ việc áp thuế 5% với phân bón

Chia sẻ tại Toạ đàm, ông Trịnh Xuân An – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng tới người dân; các quy định của pháp luật cũng như vậy.

Về các nội dung lớn của Luật thuế VAT đều đã được thống nhất tuy nhiên vẫn còn vấn đề áp thuế VAT liên quan đến phân bón còn nhiều ý kiến trái chiều. Đây là 1 vấn đề ảnh hưởng tới nhiều đối tượng từ cơ quan quản lý đến người dân, doanh nghiệp…

Do đó, cần bám sát nguyên tắc là không duy ý chí; không tranh cãi đúng – sai mà cần đánh giá khoa học, có tình có lý, tìm ra giải pháp tối ưu, hài hoà lợi ích giữa các bên.

Liên quan đến Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo - Các trường hợp hoàn thuế: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế VAT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế VAT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế VAT". Luật hiện hành không có điều này, quan điểm này đang nằm ở nghị định và không có từ “chỉ”.

Theo ông Trịnh Xuân An, quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ “chỉ” sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn. Tuy nhiên, ý kiến của các đại biểu quốc hội (ĐBQH) còn băn khoăn nếu áp thuế thì bù trừ cho phần hoàn của 10% và 5% rất phức tạp, dẫn đến chênh quá bị tồn đọng, ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Còn quan điểm cá nhân thì ông Trịnh Xuân An cho rằng không nên dùng từ “chỉ”, đồng thời có phương pháp hài hòa để giải quyết phương án hoàn thuế phù hợp.

"Trên cơ sở các mặt khoa học, khách quan thì quan điểm chung của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là ủng hộ việc áp thuế" - ông Trịnh Xuân An thông tin thêm.

Ông Nguyễn Văn Được chia sẻ tại Toạ đàm

Ví dụ thiết thực về giá phân bón không chịu thuế và có thuế VAT

Cùng quan điểm ủng hộ, ông Nguyễn Văn Được - uỷ viên Hiệp hội tư vấn Thuế Việt Nam phân tích thêm về những bất lợi nếu không áp thuế 5% cho mặt hàng phân bón.

Cụ thể, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, khi thuế VAT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế VAT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại cho nông dân với phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.

Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế VAT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón và cũng không phải chịu thuế VAT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.

Ví dụ, giá bán sản phẩm phân bón của hai doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu) chưa bao gồm VAT là 100 đồng, giá trị đầu vào là 80 đồng, dự kiến lợi nhuận ban đầu là 20 đồng. Nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ VAT đầu vào, chi phí phải trả thêm là 8 đồng tiền thuế VAT không được khấu trừ, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Để bảo đảm mục tiêu lợi nhuận, giá bán phải cộng 8 đồng để bù đắp chi phí thuế. Do vậy, thực tế giá sản phẩm đến tay người nông dân sẽ tăng là 108 đồng khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi trả giá cao hơn.

Với mức giá 108 đồng, doanh nghiệp sản xuất trong nước mới bảo đảm lợi nhuận mục tiêu để duy trì sản xuất, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần mức giá 100 đồng. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính giá theo cơ chế thị trường, họ cũng có thể tăng giá bán lên 108 đồng, khi đó người tiêu dùng có thể phải trả thêm 8 đồng thuế đối với các sản phẩm phân bón nhập khẩu do chính sách thuế.

Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi. Từ đó có thể gây khó khăn cho sản xuất trong nước, thậm chí có thể tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản…

Liên quan đến quy định tại Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo Luật thuế VAT sửa đổi - Các trường hợp hoàn thuế: “... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết từ ba trăm triệu đồng trở lên sau 12 tháng hoặc 04 quý thì được hoàn thuế giá trị gia tăng”, ông Nguyễn Văn Được cho biết, với quy định này, nếu doanh nghiệp chỉ có 01 loại thuế suất thuế VAT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 02 loại thuế suất thuế VAT trở lên thì không được hoàn thuế. Điều này là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 02 loại thuế suất thuế VAT trở lên.

Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế VAT 5%. Do đó, sửa luật thuế VAT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế VAT 5%...

Do đó, thuật ngữ “chỉ” sẽ làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế VAT 5%...

Quy định về cách tính số thuế hoàn thuế và khống chế mức thuế được hoàn nêu trên tương tự đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu và hoạt động kinh doanh nội địa đã được áp dụng ổn định nhiều năm qua.

Tôi đề nghị bỏ từ “chỉ” để cho phép hoàn thuế đối với đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế VAT 5% cho đúng bản chất nhưng phải “bù trừ với các hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế khác”, đồng thời phải thực hiện “phân bổ” số thuế VAT theo tỷ lệ chịu thuế 5% so với tổng hàng hóa dịch vụ của người nộp thuế.

Nếu bỏ từ “chỉ” thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế VAT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giữa), Chuyên gia kinh tế chia sẻ tại Tọa đàm

Áp thuế VAT 5% có tăng giá phân bón?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng mức VAT 5% với phân bón là hợp lý. Bởi lẽ nếu áp thuế 10% hoặc 0% thì người nông dân sẽ không được lợi gì, mà còn bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng không thu được thuế từ sản xuất trong nước lại càng không thu được thuế từ doanh nghiệp nước ngoài.

Do đó, đánh thuế 0% là không được mà 10% thì quá cao. Theo tính toán của chúng tôi, trong giai đoạn 2013-2014, qua khảo sát qua 4 doanh nghiệp phân bón lớn, giá đầu vào phân bón nhập vào là khoảng 3-4%. Nên chúng tôi đề xuất là áp thuế 5% vào phân bón, vì từ đó có cơ sở đủ để khấu trừ phần chiết khấu thuế đầu vào cũng không làm tăng giá trị phân bón quá nhiều.

Với việc áp thuế 5% và tính toán của 4 doanh nghiệp lớn, thì doanh nghiệp nhỏ có thể trừ chi phí đầu vào. Cho nên với mức 5%, theo chúng tôi có thể đáp ứng được yêu cầu của các bên.

Liên quan đến câu hỏi nhiều đại biểu và cử tri quan tâm là áp thuế VAT 5% liệu có làm tăng giá phân bón và làm tăng thì có đáng kể hay không? PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, doanh nghiệp kinh doanh đều mong muốn thu lợi nhuận cao, mức tối đa. Quan trọng là việc kiểm soát giá của các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm soát giá đầu ra, đầu vào cũng như chịu trách nghiệm kiểm tra giám sát thị trường; giữ ổn định về giá sau khi thuế được áp dụng.

Khi áp thuế, có thắc mắc doanh nghiệp nước ngoài sẽ cộng 5% vào thuế. Tuy nhiên, theo tôi, họ không thể cộng được vì bản thân doanh nghiệp nước ngoài không tăng giá phân bón trong nước. Họ sẽ phải lấy mức giá sàn của phân bón trong nước để định giá từ đó họ sẽ giảm lợi nhuận lớn thu được vào được so với trước đây.

Khi đã có chiết trừ đầu vào, giá thành thấp đi nhưng lợi nhuận vẫn thu về, sẽ có điều kiện đổi mới máy móc, thiết bị công nghiệp, nghiên cứu nâng cao năng suất, hạ giá thành sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững; khuyến khích nông dân kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, vô cơ, tiết kiệm chi phí; đẩy mạnh xanh hoá nông nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp và người nông dân đều được lợi. Quan trọng hơn, việc sửa đổi Luật, sẽ góp phần nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân. Từ đó, dẫn đến chi phí giá thành giảm, đổi mới hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ mới, ứng dụng khoa học công nghệ trông nông nghiệp sẽ đảm bảo sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và nhu cầu xuất khẩu, nâng cao thu nhập đời sống người nông dân. Đặc biệt, từ đó đưa nông nghiệp trở thành nền tảng hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam thăng hoa thời gian tới.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Thuế VAT phân bón

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC