Thứ sáu 16/05/2025 11:40
Thực thi Hiệp định Thương mại và Thương mại biên giới Việt - Lào

Thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa

Các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào sẽ góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước nhờ những ưu đãi thuế quan đặc thù, đồng thời giúp cho cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trở nên đa dạng hơn.
Sắt thép - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Lào

Cơ hội cho hàng hóa hai nước

Chia sẻ với phóng viên bên lề Hội nghị “Phổ biến Hiệp định Thương mại, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào 2015” do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương Lào tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) - cho biết, tháng 3/2015, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định Thương mại song phương để thay thế cho bản Hiệp định năm 1998. Ngay sau đó, đến tháng 6/2015, hai nước tiếp tục ký Hiệp định Thương mại biên giới, dành cho nhau các ưu đãi đặc biệt vốn không áp dụng với bất cứ nước nào khác.

Khi thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào, nhiều loại hàng hóa được tiếp cận với mức ưu đãi thuế quan đặc biệt, giảm bằng 0% hoặc 50% với trên 95% các dòng thuế hàng hóa so với mức thuế của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong khi đó, với Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, doanh nghiệp (DN) hai nước cũng sẽ được hưởng các ưu đãi riêng, như: Miễn thuế giá trị gia tăng và miễn giảm các biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa do nhà đầu tư Việt Nam sản xuất, nuôi trồng tại các tỉnh biên giới của Lào khi nhập khẩu về Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại của DN hai nước tại khu vực biên giới…

“Hai hiệp định này mở ra cơ hội xuất nhập khẩu cho nhiều loại hàng hóa mới; từ đó, tạo ra luồng hàng hóa mạnh hơn từ Việt Nam sang Lào” - ông Lê An Hải nhấn mạnh.

Chuyển hướng trong quan hệ thương mại

Ông Lê An Hải cho biết thêm, Hiệp định Thương mại và Thương mại biên giới Việt - Lào còn giúp cho việc định hình cấu trúc thương mại và đầu tư hợp tác song phương thời gian tới. Ví dụ, trong Hiệp định Thương mại song phương tích hợp thỏa thuận ưu đãi thương mại trước đây ký kết năm 2011 và mỗi năm gia hạn một lần, nay đã có cơ chế ổn định hơn. Còn Hiệp định Thương mại biên giới có ưu đãi cho lĩnh vực đầu tư vào các tỉnh giáp biên giới hai nước.

Theo số liệu thống kê, thời gian qua, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào liên tục tăng trưởng, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2014, đạt mức tăng bình quân 25,8%/năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương có chiều hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,123 tỷ USD, giảm 12,6% so với mức 1,285 tỷ USD trong năm 2014. 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 433,3 triệu USD, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, không đáng ngại bởi quan hệ thương mại giữa hai nước đang có sự điều chỉnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Hơn thế nữa, với việc thực thi các hiệp định thương mại, trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, để góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Lào, hai bên đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có phối hợp nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 10 năm tới; nhanh chóng cụ thể hóa và tăng cường phổ biến các văn kiện quan trọng đối với quan hệ thương mại song phương đã ký giữa hai nước.

Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã hình thành, nếu DN hai nước nắm bắt được lợi thế hai Hiệp định mang lại, sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương.
Nguyễn Hường
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD