Thứ sáu 08/11/2024 09:54

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Buổi sáng 18/9, bên lề hội nghị đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô đặt ra một câu hỏi: Có hay không thế lực chống lưng cho công trình vi phạm?

Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn: Đằng sau mỗi công trình đấy là có chống lưng! Cả một thế lực lớn.

Chung cư minitại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân nơi xảy ra vụ cháy khiến 56 người thiệt mạng là một điển hình về câu chuyện chống lưng cho công trình vi phạm mà ông Nghị nói tới.

Bị can Nghiêm Quang Minh trong vụ cháy "chung cư mini" tại phường Khương Đình.

Và nói tới thế lực chống lưng cho công trình vi phạm, không chỉ bó gọn ở quận Thanh Xuân hay rộng ra là Hà Nội, mà nó có thể ở khắp các đô thị lớn, đâu cũng có.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2020, số công trình sai phép, không phép chiếm tỉ lệ 23,8% trong tổng số cuộc kiểm tra, thanh tra; năm 2021, con số này là 13,4%; 6 tháng năm 2022 là 7,1%.

Và hãy nhìn sự thật được báo chí bóc trần liên quan tới Nghiêm Quang Minh – chủ chung cư bị cháy đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy".

Tại quận Thanh Xuân, có đâu đó 6 công trình nằm trên địa bàn các phường Khương Đình, Nhân Chính, Khương Mai được UBND quận Thanh Xuân cấp phép liên quan tới Nghiêm Quang Minh.

Tại quận Tây Hồ, có một chung cư mini của Nghiêm Quang Minh xây vượt tầng so với giấy phép được cấp. Tại quận Đống Đa cũng vậy, cũng công trình 6 tầng 1 tum nhưng xây tới 8 tầng liên quan tới Nghiêm Quang Minh.

Trong nhiều phiên chất vấn, các Đại biểu Quốc hội từng đặt ra câu hỏi có hay không tham nhũng, tiêu cực, có hay không việc bảo kê cho công trình vi phạm?

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đặt vấn đề: Người dân sửa chữa nhà trong ngõ sâu Thanh tra xây dựng vẫn nắm được. Vậy mà, có những công trình sai phạm lớn, nằm ngay ở mặt đường thì lại không bị phát hiện?

Đại diện Bộ Xây dựngchưa trả lời thẳng vào vấn đề này. Nhưng thực tế cho thấy đã có không ít cán bộ là thanh tra xây dựng nhận hối lộ, bảo kê cho công trình vi phạm bị bắt giữ đúng như nhận định của nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị: Đằng sau mỗi công trình đấy là có chống lưng đấy!

Và muốn xử lý công trình vi phạm này, theo nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị “không phải mình đương đầu với chủ công trình vi phạm đâu, mình còn đương đầu với cả cái anh chống lưng đó”.

"Thành phố cần nghiêm khắc xử lý trách nhiệm cán bộ trong việc để công trình vi phạm tồn tại, nếu cấp dưới vi phạm mà không bị xử lý thì cấp trên phải bị xem xét", ông Phạm Quang Nghị nói.

Những năm qua, tình hình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên cả nước có thuyên giảm, song vẫn rất nóng. Để hạn chế tối đa những vi phạm, hoàn thiện chính sách thôi là chưa đủ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu thôi là chưa đủ. Chúng ta cần một cuộc “đại phẫu” nghiêm minh như vụ Việt Á, như vụ đăng kiểm, cần đưa ra ánh sáng công lý tất cả những kẻ đã, đang bảo kê, chống lưng cho công trình vi phạm.

Nói như Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Đừng để sự mất mát của 56 nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini trở thành vô nghĩa. Đúng vậy bởi sự mất mát của họ là hồi chuông cảnh tỉnh trách nhiệm những người đang sống!

Hoàng Hải
Bài viết cùng chủ đề: cháy chung cư mini hà nội

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?