Thứ tư 14/05/2025 15:32

Thắt chặt nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu biến động

Cà phê Arabica tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, trong khi giá cà phê Robusta quay đầu giảm sau khi tồn kho cà phê Robusta tăng lên.

Chốt phiên giao dịch ngày 4/4, giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều, với cà phê Arabica tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, trong khi giá cà phê Robusta quay đầu giảm do hoạt động chốt lời xuất hiện sau khi tồn kho cà phê Robusta tăng lên.

Cụ thể, trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê giao tháng 5/2024 giảm 46 USD/tấn, ở mức 3.766 USD/tấn; giao tháng 7/2024 giảm 29 USD/tấn, ở mức 3.698 USD/tấn.

Dữ liệu cho thấy, tồn kho cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe tính đến ngày 4/4 đã phục hồi lên mức cao nhất trong 2,5 tháng đạt 30.940 tấn. Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 5/2024 tăng 3,15 cent/lb, ở mức 206,75 cent/lb, giao tháng 7/2024 tăng 3 cent/lb, ở mức 205,8 cent/lb.

Giá cà phê Arabica được hỗ trợ bởi lo ngại mưa lớn gần đây tại các vùng trồng cà phê của Brazil có thể gây thiệt hại cho cây cà phê. Theo đó, dự báo thời tiết cho thấy khu vực Minas Gerais - chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê Arabica của Brazil đã nhận được lượng mưa 75,4 mm trong tuần trước, tương đương 335% mức trung bình lịch sử.

Liên đoàn Cà phê châu Âu, E.C.F. đã báo cáo rằng tồn kho cà phê tại kho cảng được giữ trong các kho ở Bỉ, Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha, đã giảm 2,47% trong tháng 2 năm 2024 xuống tổng số 6.696.450 bao vào cuối tháng. Điều đáng chú ý là tổng lượng tồn kho Robusta vào cuối tháng 2, thấp hơn 21,06% trong hai tháng đầu năm dương lịch 2024 so với năm trước và chỉ tiêu thụ trong một tháng, được coi là rất thấp so với nhu cầu của các nhà rang xay, qua con số trên, cho chúng ta thấy tình trạng thắt chặt chung phổ biến trên thị trường cà phê Robusta.

Nhận định về sự tăng giá hơn 330 USD/tấn của cà phê Robusta 2 phiên trước đó, chuyên gia cho hay, những lo ngại về tình trạng khô hạn quá mức ở Việt Nam trong thời gian qua đang đẩy giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh.

Trên 2 sàn cà phê thế giới chỉ có người mua nhưng rất thiếu người bán. Nhiều nước sản xuất cà phê vắng bóng trên sàn, không giao dịch vì lượng xuất khẩu không nhiều. Xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay của Indonesia chỉ đạt gần 6.500 tấn, giảm 28% so với cùng kỳ 2023.

Ghi nhận thực tế, Tây Nguyên đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024. Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập đang giảm nhanh. Một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước.

Năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa khô đến sớm hơn mọi năm và tình hình nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các hồ đập trên địa bàn một số địa phương giảm nhanh.

Gần đây nhất, sự leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ đã tạo ra những phức tạp không lường trước được trong các tuyến vận chuyển, thúc đẩy nhu cầu của các nhà rang xay chuyển sang dự trữ cà phê tại quốc gia tiêu dùng.

Theo Liên đoàn Cà phê châu Âu, Liên minh châu Âu có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù mức tiêu thụ tại các thị trường thành viên khác nhau. Quy mô thị trường Cà phê châu Âu dự tính đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng bình quân 3,96% trong giai đoạn 2024 – 2029.

Cà phê là một trong 5 mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Tây Âu do đã ăn sâu vào văn hóa và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhu cầu về cà phê cũng ngày càng tăng trong khu vực do số lượng quán cà phê mới mở, sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê và số lượng người mua máy pha cà phê ngày càng tăng.

Do đó, châu Âu được coi là thị trường tiềm năng lớn mà bất kỳ nước sản xuất cà phê nào cũng muốn khai thác.

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2023, EU nhập khẩu cà phê đạt 4,05 triệu tấn, trị giá 19,17 tỷ EUR, giảm 9% về lượng và giảm 10,2% về trị giá so với năm 2022, do nền kinh tế suy thoái, lạm phát duy trì ở mức cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu.

Năm 2023, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 652 nghìn tấn, trị giá 1,53 tỷ EUR, giảm 1,4% về lượng và gần như không đổi về trị giá so với năm 2022. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thế giới tăng từ 14,85% năm 2022 lên 16,08% năm 2023.

Tương tự, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 21,69% năm 2022 lên 23,75% năm 2023.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu