Thứ năm 28/11/2024 01:45

Thanh Hóa: Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?

Tỉnh Thanh Hóa có 44 cụm công nghiệp đang thực hiện đầu tư, với tổng diện tích 1.557,62 ha. Đến nay chỉ mới có 5 cụm công nghiệp thu hút được dự án thứ cấp.

Nhiều cụm công nghiệp chậm tiến độ

Theo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, đến 23/7/2024, trên địa bàn tỉnh đã có 44 cụm công nghiệp (CCN) đang thực hiện đầu tư, với tổng diện tích 1.557,62 ha; tổng vốn đầu tư đăng ký là 11.414,98 tỷ đồng, luỹ kế vốn đầu tư 2.857,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Thanh Hóa chỉ mới có 5 CCN đã thu hút được dự án thứ cấp.

Cụ thể, khu vực đồng bằng có 21 CCN, với tổng diện tích 781,3 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 5.995,26 tỷ đồng, luỹ kế vốn đầu tư 1.605,7 tỷ đồng; khu vực ven biển 12 CCN, với tổng diện tích 363,8 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.823,72 tỷ đồng, luỹ kế vốn đầu tư 845,1 tỷ đồng; khu vực miền núi có 11 CCN, với tổng diện tích 412,52 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.596 tỷ đồng, luỹ kế vốn đầu tư 406,89 tỷ đồng.

Thanh Hóa chỉ mới có 5 CCN đã thu hút được dự án thứ cấp (Ảnh: TTV)

Báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, có 3 CCN đã hoàn thành hạ tầng, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất, gồm CCN thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa 17,64 ha. Đã cho 1 nhà đầu tư thứ cấp thuê lại 12,16 ha để thực hiện dự án Nhà máy sản xuất gia công giày dép xuất khẩu với diện tích 12,16 ha (CCN đạt tỷ lệ lấp 100%); CCN Thái Thắng, huyện Hoằng Hóa 30,71ha đã đủ điều kiện để nhà đầu tư thứ cấp đi vào hoạt động, cho 2 nhà đầu tư thứ cấp thuê lại 15,6 ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 74%); CCN thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định 72,96ha.

Có 2 CCN cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng theo giai đoạn, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất; đã thu hút được dự án thứ cấp đầu tư vào CCN là CCN Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc 19 ha (chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV BNB Thanh Hóa); CCN Bắc Hoằng Hóa, huyện Hoằng Hóa 50ha (chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư hạ tầng KCN Thanh Hóa).

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có 13 CCN đã được thuê đất toàn bộ, hoặc thuê đất theo giai đoạn, đang đầu tư hạ tầng, như CCN Đông Văn, huyện Đông Sơn 20ha (chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị - CTCP), thành lập 10/2018; CCN Xuân Hòa, huyện Như Xuân 30 ha (Chủ đầu tư Công ty TNHH Cơ khí xây dựng và kinh doanh thương mại Công Hà), thành lập tháng 10/1019; CCN Thượng Ninh, huyện Như Xuân 20ha (chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ tổng hợp Minh Nguyên), thành lập tháng 8/2019; CCN Điền Trung, huyện Bá Thước 30,19 ha (chủ đầu tư: Công ty TNHH Lắp đặt Bảo ôn Hoa Năng), thành lập tháng 1/2020; CCN Xuân lai, huyện Thọ Xuân 19 ha (chủ đầu tư: Công ty CP đầu tư phát triển Xuân Lai), thành lập tháng 3/2020; CCN phía Đông Bắc TP Thanh Hóa 19,5ha (chủ đầu tư: Tổng C.ty CP Hợp Lực), thành lập tháng 7/2020...

Tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã khởi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân (Ảnh: TV)

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa có 14 CCN đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đang xin thuê đất; đang giải phóng mặt bằng để thuê đất với nhà nước; 12 CCN đang hoàn thiện thủ tục đầu tư; chưa thực hiện giải phóng mặt bằng; 03 CCN mới thành lập hoặc mới điều chỉnh tên chủ đầu tư; đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư.

Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Văn Tuyên, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn, thời gian tới, Sở sẽ tập trung mọi nguồn lực phối hợp với UBND cấp huyện đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện thủ tục đầu tư và tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào CCN; ban hành Quy chế quản lý riêng của CCN.

Đối với UBND cấp huyện, Sở sẽ cập nhật quy hoạch phát triển CCN phù hợp với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất cho các CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập; hàng năm sớm lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt; Tập trung chỉ đạo, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư theo tiến độ của các CCN đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện đầu tư hoàn trả các công trình giao thông, thủy lợi, điện…; sớm phê duyệt quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng để làm cơ sở cho chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình hoàn thiện các thủ tục đầu tư và đầu tư xây dựng hạ tầng CCN; tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào CCN.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đích thân đi kiểm tra tình hình xây dựng Nhà máy cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn (Ảnh: Trần Thanh)

Đối với các Sở, ban, ngành, yêu cầu tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng CCN hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường...; đầu tư xây dựng hạ tầng CCN và thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào CCN; lập báo cáo về Sở Công Thương trước ngày 20 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25 tháng cuối quý.

Trước tình trạng tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN ở nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa còn chậm tiến độ, tại Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII diễn ra tháng 12/2023, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị UBND tỉnh, Sở Công Thương và các các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện những cam kết về các giải pháp khắc phục tình trạng trên, đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung đã đề ra.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón