Thứ sáu 25/04/2025 14:02

Thanh Hóa: Khu công nghiệp Phú Quý ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo

Tỉnh Thanh Hóa quy hoạch Khu công nghiệp Phú Quý đa ngành, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo, cơ khí, ô tô, dược phẩm...

Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Nghị quyết số 420/NQ-HĐND ngày 3/8/2023 về việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa. Theo đó, Khu công nghiệp Phú Quý là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, cơ khí, ô tô, công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm.

Huyện Hoằng Hóa tiếp giáp với TP. Thanh Hóa và các huyện lân cận nên rất thuận lợi phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, cơ khí, ô tô, công nghiệp dược

Khu công nghiệp Phú Quý có phạm vi ranh giới thuộc một phần địa bàn quản lý hành chính của các xã: Hoằng Kim (27,17 ha), Hoằng Trinh (16,4 ha), Hoằng Sơn (13,8 ha), Hoằng Quý (219,23 ha), Hoằng Xuyên (128,7 ha), Hoằng Cát (48,5 ha) và Hoằng Quỳ (86,2 ha).

Khu công nghiệp Phú Quý có tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 733,11 ha. Tổng diện tích lập quy hoạch là 540 ha. Phía Bắc giáp đường hiện trạng, tiếp đến là đất sản xuất nông nghiệp xã Hoằng Trinh, xã Hoằng Kim; phía Nam giáp đường giao thông Quỳ Xuyên và cụm công nghiệp Phú Quý; phía Tây giáp hành lang an toàn đường sắt, tiếp đến là Quốc lộ 1A; phía Đông giáp đất nông nghiệp các xã: Hoằng Sơn, Hoằng Xuyên và Hoằng Cát. Quy mô lao động trong khu công nghiệp dự báo khoảng 36.000 - 58.500 người.

Tổng diện tích đất lập quy hoạch là 540 ha. Trong đó, khu sản xuất công nghiệp có diện tích 393,31 ha (chiếm 72,83%); khu hạ tầng kỹ thuật có diện tích 11,4 ha (chiếm 2,11%); khu đất hành chính - dịch vụ có diện tích 3,18 ha (chiếm 0,59%). Ngoài ra, đất cây xanh - mặt nước chiếm 14,13%; đất giao thông chiếm 10,34%.

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, Khu công nghiệp Phú Quý là khu công nghiệp ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, dự kiến phát triển kết hợp giữa 2 mô hình. Mô hình định hướng, phát triển theo định hướng quy hoạch và phân khu chức năng, trong đó phân các khu đất sản xuất thành các lô theo các module đa dạng, thích hợp với nhiều loại hình đầu tư: Loại nhỏ (dưới 5 ha), loại vừa (5-15 ha), loại lớn (trên 15 ha), một số lô đất lớn đặc biệt. Mô hình mỏ neo, phát triển theo từng cụm, mỗi cụm được hình thành khi thu hút được các nhà sản xuất đặc biệt có vai trò mỏ neo, kéo theo các cơ sở sản xuất tương tự và các nhà sản xuất tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm.

Mục tiêu của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Phú Quý là nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa đến năm 2040. Định hướng phát triển ưu tiên công nghệ cao và thu hút các nhóm ngành công nghiệp liên quan. Xây dựng khu công nghiệp hiện đại với cơ sở hạ tầng đồng bộ, phân khu chức năng hợp lý, phục vụ các dự án đa ngành. Khai thác tối đa quỹ đất cho phát triển công nghiệp và lợi thế của hệ thống giao thông.

Khu vực lập quy hoạch có vị trí là cửa ngõ trung tâm huyện Hoằng Hóa, tiếp giáp với TP. Thanh Hóa và các huyện lân cận. Đây cũng là điểm giao của các tuyến đường giao thông của các vùng kinh tế, cảng biển, cảng hàng không, là khu vực có tiềm năng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, công nghiệp công nghệ cao.

Không chỉ có vị trí thuận lợi, khu vực lập quy hoạch có nguồn lao động dồi dào, đảm bảo cung cấp cho khu công nghiệp khi được hình thành. Với khung hạ tầng xã hội cấp xã đảm bảo tiêu chí nông thôn mới đã được hình thành trên địa bàn.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?