Thứ tư 01/01/2025 11:19

Thanh Hóa: Đê sông Mã sụt lún, đe dọa an toàn hàng nghìn hộ dân

Do ảnh hưởng mưa kéo dài nhiều ngày, khiến đoạn đê sông Mã bị sụt lún, đe dọa an toàn hàng nghìn hộ dân. UBND tỉnh Thanh Hóa đang triển khai phương án ứng phó.

Do ảnh hưởng mưa kéo dài những ngày qua, trên địa bàn xã Hoằng Đại, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện sụt lún mái đê phía sông đoạn đê tả sông Mã từ K49+950 đến K50+950.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đoạn đê xuất hiện sụt lún có chiều dài khoảng 1km. Vị trí sụt lún sát mép bê tông mặt đê, đặc biệt có 2 vị trí xuất hiện cung trượt và sụt lún sâu với chiều dài khoảng 80m, điểm sụt lún sâu nhất tới 1,3m.

Đoạn đê đang bị sụt lún qua địa bàn xã Hoằng Đại đóng vai trò bảo vệ tính mạng, tài sản trực tiếp cho 5 xã vùng tả ngạn sông Mã với dân số khoảng 29 nghìn người; bảo đảm an toàn cho người dân, cây trồng, vật nuôi cho cả vùng tả ngạn thuộc một phần các huyện Hoằng Hóa, TP. Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn lực để sửa chữa, khắc phục sự cố.

Ngay sau khi xuất hiện sự cố sụt lún đê nói trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã kiểm tra và yêu cầu UBND TP. Thanh Hóa cắt cử lực lượng canh đê 24/24 giờ; cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm các xe có tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên tuyến đê đang có sự cố.

Đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương đánh giá cụ thể hiện trạng sụt lún, có phương án xử lý khẩn cấp công trình gia cố mái đê, tham mưu cho UBND tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn lực để sửa chữa, khắc phục sự cố.

Trao đổi với phóng viên, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: Sở đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sự cố sụt lún đê tả sông Mã để có biện pháp khắc phục, sửa chữa sự cố.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng ngày 9/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hóa.

Trên đất liền từ đêm ngày 8 đến ngày 10/10, có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa đến mưa to và dông (trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh).

Như vậy, trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục có mưa, ảnh hưởng trực tiếp đến đoạn đê đang bị sụt lún nói trên. Người dân trên địa bàn cần tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chức năng khi di chuyển qua tuyến đê này.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''