Thứ sáu 27/12/2024 11:39

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Xuất khẩu hàng rau hoa quả trong tháng 11/2023, đạt 500 triệu USD, giảm 17,9% so với tháng 10/2023 và tăng 65,2% so với tháng 11/2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu rau quả trong tháng 11/2023 đạt 500 triệu USD, giảm 17,9% so với tháng 10/2023 và tăng 65,2% so với tháng 11/2022.

Tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả giảm 17,9% so với tháng trước

Tính chung trong 11 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu rau quả ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong cơ cấu chủng loại hàng rau quả xuất khẩu trong 10 tháng năm 2023, chủng loại quả đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng. Trong đó, quả sầu riêng, mít, xoài là những loại quả có tốc độ tăng đáng kể.

Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là quả sầu riêng đạt 2,07 tỷ USD, tăng 606,3%; quả mít đạt 168,6 triệu USD, tăng 35,5%; quả xoài đạt 154 triệu USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó quả thanh long và chuối có xu hướng giảm trong 10 tháng năm 2023.

Tiếp theo là nhóm sản phẩm chế biến đạt 996,5 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu nhiều sản phẩm trái cây, rau củ chế biến ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, gồm sản phẩm chế biến từ chanh leo, hạt dẻ cười, xoài, hạnh nhân.

Trong khi đó, trị giá xuất khẩu một số sản phẩm chế biến ghi nhận mức giảm, như sản phẩm chế biến từ dừa, dứa, hạt mè, khoai lang…

10 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu nhóm rau củ đạt 233,5 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, trị giá xuất khẩu nhiều chủng loại rau, củ tăng, gồm: ớt, súp lơ, cà rốt, nấm hương, cải thảo.

Ngược lại, trị giá xuất khẩu một số chủng loại rau, củ giảm, như: khoai lang, ngô…

Nhìn chung, trong cơ cấu chủng loại hàng rau quả xuất khẩu, nhóm quả vẫn tập trung chủ yếu dưới dạng tươi và đông lạnh, do đó, trong ngắn hạn nhóm quả của Việt Nam chưa nâng cao được giá trị cho sản phẩm.

Đối với nhóm chế biến chuyên sâu, Việt Nam đã khai thác tốt nhiều sản phẩm, song một số sản phẩm chế biến từ dừa, dứa, thanh long, mãng cầu… vẫn chưa khai thác tốt.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: sầu riêng

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục