Thứ năm 08/05/2025 19:05

Tháng 10, Ấn Độ sẽ xem xét lại lệnh hạn chế xuất khẩu đường

Chính phủ Ấn Độ sẽ xem xét chính sách xuất khẩu đường, hiện đang nằm trong danh mục hạn chế vào tháng 10 tới.

Sơ Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) thông tin, hiện tại, Ấn Độ đang áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu đường từ các nhà máy với hạn ngạch 6 triệu tấn đường trong niên vụ 2022-2023. Tuy nhiên tính đến nay, các nhà máy sản xuất đường của quốc gia này đã xuất khẩu 6,1 triệu tấn, cao hơn 100.000 tấn so với hạn ngạch.

Hàng năm, Chính phủ Trung ương đều lấy ý kiến của chính quyền các bang về tiêu dùng trong nước trước khi đưa ra kêu gọi về chính sách xuất khẩu đường.

Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) vào đầu tháng 8 đã công bố ước tính sơ bộ về sản lượng đường cho niên vụ 2023-2024 ở mức 31,7 triệu tấn, so với 32,8 triệu tấn của niên vụ đang diễn ra.

Hơn nữa, giới chuyên gia lo ngại gió mùa yếu trong tháng 8 do El Nino sẽ khiến sản xuất và sản lượng đường sẽ không như kỳ vọng.

Giá đường thời gian qua đã tăng tương đối mạnh

Thống kê từ MXV, giá đường trắng tháng 10 sau phiên giao dịch ngày 29/8 đã tăng 2,18%, lên mức 724,9 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường thế giới đang tăng khá mạnh, đây được xem là giá cao nhất trong thập kỷ qua. Giá đường thế giới tăng cũng giúp giá đường trong nước tăng theo. Từ đó các nhà máy đường đã tăng công suất sản xuất. Thời gian tới sẽ có thêm một số nhà máy ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung trước đây tạm đóng cửa vì thiếu nguyên liệu sẽ hoạt động trở lại.

Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VSSA) cho hay, trước tình hình giá đường tăng cao, VSSA đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin về tình hình cung cầu đường năm 2023 và dự báo 2024; tham gia đề xuất ý kiến giải pháp điều hành nhập khẩu mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, hài hòa lợi ích của người trồng mía, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Báo cáo nêu: Trong vụ ép 2022 - 2023, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức tương đương và thấp hơn so với các nước sản xuất mía đường lân cận (bao gồm Philippines, Indonesia và Trung Quốc). Giá mía đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Giá đường hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’