Thứ tư 27/11/2024 06:12

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Từ ngày 15-9-2015, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Dự thảo Báo cáo "Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020" đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Đợt góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ kéo dài đến hết ngày 31-10-2015. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để đông đảo các tầng lớp nhân dân nắm được những nội dung cơ bản trong các dự thảo văn kiện; từ đó động viên, tập hợp những ý kiến trí tuệ, tâm huyết vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng. Việc lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân cũng là nhằm phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động; giúp các cấp ủy nắm được xu hướng tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, kịp thời bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tìm ra hướng đi chuẩn xác cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững trong tình hình thế giới và khu vực còn có những diễn biến khó lường. Việc lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân cũng chứng tỏ Đảng ta rất cầu thị, luôn trân trọng và lắng nghe những tiếng nói tâm huyết, xác đáng mang hơi thở từ thực tế sống động của đời sống xã hội, để từ đó tiếp thu và hoàn chỉnh hơn nữa Báo cáo chính trị, hoàn thiện hơn nữa những định hướng phát triển trong tương lai của đất nước. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Dự thảo Báo cáo "Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020" là những văn kiện đặc biệt quan trọng, bên cạnh việc đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011-2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016) là những mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm (2016-2020). Cụ thể, với 12 nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới cùng các chỉ tiêu quan trọng về kinh tế, xã hội; mục tiêu tổng quát trong 5 năm (2016-2020) được đề ra với những nét lớn như: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng còn có những vấn đề lớn, quan trọng như đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; về phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; về phát triển văn hóa xây dựng con người; về quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; về tăng cường quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; về nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… Đặc biệt là những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; những quan điểm, định hướng, giải pháp tiếp tục phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Trên đây đều là những vấn đề cần sự đóng góp rộng rãi của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao nhằm hoàn thiện các dự thảo văn kiện ngay trong quá trình xây dựng cũng như khi đã trở thành Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tạo niềm tin, động lực đưa Nghị quyết và các văn kiện của Đảng vào cuộc sống. Chúng ta trân trọng và chờ đón những tiếng nói tâm huyết, trí tuệ của đồng chí, đồng bào trong nước và đồng bào ta đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài, thể hiện tính xây dựng và tinh thần trách nhiệm cao, trực tiếp tham gia đóng góp vào những vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước, thiết thực góp phần chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Hoàng Thu Vân

Theo Báo Hà Nội mới

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Cần có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để đánh giá cán bộ