Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Văn hóa chính là nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn tài nguyên vô tận, càng khai thác càng phát triển.

Đó là nhận định của GS. TSKH Vũ Minh Giang, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQG Hà Nội trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ về khía cạnh phát triển văn hóa, xây dựng con người – một điểm nhấn quan trọng trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội lần thứ XII sắp diễn ra.

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững
GS. TSKH Vũ Minh Giang. Ảnh: VGP/Phương Liên

Chủ trương của Đảng gắn tăng trưởng kinh tế với sự phát triển văn hóa, phát triển xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự tham gia của nhân dân là những nhân tố quyết định tạo ra chuyển biến của sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người. Tuy nhiên, so với những thành quả trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng. Xin Giáo sư phân tích những nguyên nhân gây ra những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực văn hóa và xây dựng con người.

GS. TSKH Vũ Minh Giang: Một trong những nguyên nhân rất cơ bản là nhận thức về vai trò của văn hóa. Văn hóa có thể theo nghĩa rộng mà Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đang cổ súy, quảng bá, khuyến khích các dân tộc nhận thức văn hóa theo nghĩa “Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra vì mục tiêu tồn tại và phát triển”. Trong bối cảnh đó, văn hóa được coi là nền tảng của sự phát triển. Những sáng tạo trong chính trị, trong kinh tế, trong lối sống… đều được coi là văn hóa. Nếu nhận thức theo ý nghĩa này, Việt Nam còn hơi chậm so với nhiều quốc gia. Vì vậy, văn hóa thường được dồn hiểu theo nghĩa là một lĩnh vực hoạt động, không được ưu tiên bằng những lĩnh vực được coi là quan trọng khác. Ví dụ như tăng trưởng kinh tế, tổ chức bộ máy Nhà nước v.v... Chính vì vậy, văn hóa chỉ được coi là một lĩnh vực do Bộ VHTT&DL quản lý, chỉ được tạo điều kiện, chỉ được sự hỗ trợ từ Nhà nước cho đến các cơ quan có trách nhiệm trong khuôn khổ một lĩnh vực.

Như vậy, hạn chế đầu tiên là do nhận thức. Hạn chế thứ hai là do có một sự lệch pha chưa đồng bộ giữa quản lý Nhà nước và hoạt động của xã hội, của nhân dân. Tôi nghĩ văn hóa là thuộc về nhân dân, vì vậy dù chính quyền quan tâm đến đâu, đánh giá nó thế nào thì nó vẫn sống trong lòng dân, có những sự phát triển một cách tự nhiên như suốt hàng nghìn năm nay, trải qua bao nhiêu thế hệ.

Hiện nay có tình trạng lệch pha. Ví dụ như nhân dân có những nhu cầu về đời sống tinh thần, thậm chí có những nhu cầu thiên về đời sống tâm linh phát triển rất tự nhiên mà quản lý Nhà nước không theo kịp. Rồi những hoạt động văn hóa cần sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng ta lại chưa có sự quan tâm như tôi đã nói. Do đó xảy ra tình trạng như thiếu thốn cơ sở vật chất cho sự phát triển trên lĩnh vực này.

Và cuối cùng, điều này rất quan trọng: Một trong những nội dung có thể coi là nền tảng của văn hóa chính là con người. Con người được giáo dục thế nào, con người được dung dưỡng ra sao, con người ứng xử với nhau theo những chuẩn mực nào? Rõ ràng, trong một thời gian dài, từ giáo dục nhà trường đến giáo dục gia đình, chúng ta còn buông lỏng. Chúng ta đã nói tới nhu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Một trong những nội dung được coi là căn bản của đổi mới này chính là chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung, dạy những kiến thức cụ thể (Văn, Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa…) mà ở thời đại ngày nay không biết phải dạy bao nhiêu cho đủ vì sự phát triển như vũ bão với quá nhiều phương tiện tiếp cận, mà không có thời lượng cho việc dạy làm người. Do đó có sự thiếu hụt của nhận thức cuộc sống, nhận thức lối sống và hiểu biết ứng xử trong tất cả các mối quan hệ. Vì vậy có tình trạng ở đâu đó xã hội thiếu thốn những chuẩn mực văn hóa cần thiết.

Cuối cùng phải nói rằng, văn hóa là cái đầu tiên và có những giá trị lắng đọng, trường tồn. Vì vậy câu chuyện về chuẩn mực văn hóa thường thay đổi chậm so với sự phát triển trên các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như khoa học-công nghệ chẳng chịu giới hạn bởi điều gì, nó luôn tìm tòi và hướng lên phía trước, bao giờ cũng có giá trị khai phá mở đường. Sau đó đến những ứng dụng khoa học-công nghệ, rồi từ đó mới thực hiện sản xuất. Dù kinh tế đã phát triển nhưng những chuẩn mực về kinh tế không thể thay đổi ngay được. Dường như điều mà chúng ta đang bàn ở đây là xã hội phát triển nhưng những chuẩn mực văn hóa của chúng ta không theo kịp, do đó khi chúng ta dùng chuẩn mực cũ để sắp xếp những trật tự mới, đánh giá những giá trị mới nên không thể tránh khỏi những phần chưa tương thích, tạo ra cảm giác cho mọi người về sự thiếu hụt văn hóa.

Trong thời gian tới, tất cả những sự thiếu hụt này, chúng ta phải có những giải pháp mạnh mẽ và khoa học để bù đắp.

Ông có thể cho biết chúng ta nên có những giải pháp mạnh mẽ và khoa học nào để xây dựng nền tảng văn hóa phải trở thành nền tảng của xã hội?

GS. TSKH Vũ Minh Giang: Tôi rất mừng khi Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI đã có một nghị quyết trong đó lần đầu tiên chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của sự phát triển của đất nước. Như vậy, trở lại câu chuyện khi tôi nói rằng nguyên nhân thiếu hụt văn hóa là do nhận thức về văn hóa. Dường như hạn chế này đã được khai thông trong một văn kiện có giá trị định hướng, giá trị lãnh đạo. Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ XII, tôi cũng thấy tinh thần đó được đưa vào, nhưng để biến nhận thức, chủ trương biến thành giải pháp là một chặng đường rất gian khổ và không hề dễ dàng. Với ý nghĩa đó, muốn khắc phục được cần phải có những giải pháp mạnh mẽ.

Không đơn giản chỉ là đầu tư cho nền văn hóa mà phải tác động có tính đồng bộ. Tôi lấy ví dụ, trung tâm của sáng tạo văn hóa là con người phải bắt đầu từ câu chuyện con người. Con người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường giáo dục. Muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì trước hết phải nâng cao mạnh mẽ văn hóa của người đi học. Hiện nay ta hiểu văn hóa đồng nghĩa với các môn học Toán, Lý, Hóa, Sinh… Văn hóa ở đây phải là nhận thức cuộc sống, hiểu biết về ứng xử, trách nhiệm với xã hội, với đất nước, với con người. Theo tôi, cần phải chú trọng hơn nữa giáo dục văn hóa trong gia đình trong thời đại ngày nay.

Cuối cùng, theo tôi, giải pháp rất quan trọng là luôn luôn phải có ý thức về văn hóa, không bao giờ nên coi văn hóa là cái chỉ để thêm vào, một thứ không được coi trọng như chính trị, kinh tế. Văn hóa phải là nền tảng của mọi lĩnh vực.

Một trong những phương hướng mà Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XII đặt ra là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Vậy thì chúng ta phải có những bước đi, thực hiện sự quản lý, cũng như có cơ chế khuyến khích như thế nào với khái niệm thị trường văn hóa rất mới mẻ này?

GS. TSKH Vũ Minh Giang: Theo tôi, cần phải có sự kết hợp tham gia chặt chẽ và hành động quyết liệt giữa 3 “nhà”: Nhà quản lý-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp để phát triển thị trường văn hóa. Bởi vì cái gì cũng trông vào Nhà nước thì rất khó và trong tất cả các lĩnh vực xã hội hóa thì xã hội hóa văn hóa thực ra là dễ nhất.

Khi nói về khái niệm thị trường thì chúng ta trở lại với các khái niệm liên quan. Ở đây là khái niệm hàng hóa, đã nói đến thị trường nghĩa là nói đến hàng hóa. Hàng hóa ở đây là sản phẩm văn hóa. Rồi cùng với đó là một chuỗi các khái niệm liên quan đến thị trường văn hóa. Tuy nhiên, gốc của tất cả là việc phải coi văn hóa là một tài nguyên. Văn hóa chính là nguồn tài nguyên đặc biệt. Văn hóa là nguồn tài nguyên vô tận, càng khai thác nó càng phát triển. Đấy là một dạng tài nguyên tái tạo chứ không phải là tài nguyên phi tái tạo như các tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, than đá, gỗ…). Trong lịch sử, chưa bao giờ chúng ta đặt vấn đề văn hóa chính là tài nguyên cho nên đã sử dụng phung phí và để những người thiếu ý thức khai thác một cách tùy tiện.

Chúng ta phải biết cách khai thác tài nguyên văn hóa. Nói biết cách khai thác ở đây là hàm ý phải có thái độ trân trọng và phương thức khai thác dựa trên hiểu biết khoa học, tránh hiện tượng khai thác bừa bãi, vô trách nhiệm, không khác gì việc “khai thác than thổ phỉ” như đang diễn ra ở nhiều nơi, với nhiều di sản. Cách làm này sẽ làm biến dạng văn hóa, phá hoại di sản và thậm chí làm tổn thương đến cả nền văn hóa.

Đã đến lúc chúng ta phải gióng hồi chuông cảnh báo: Nếu không quan tâm đến văn hóa sẽ là nguy cơ cho tương lai của cả một dân tộc. Phải nhận thức văn hóa chính là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Xin cảm ơn ông!

Theo báo Chính phủ điện tử
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

Xây dựng nông thôn mới gắn liền nâng cao đời sống nhân dân

5 năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn và đời sống người nông dân đã có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là tiền đề, động lực để các địa phương tiếp tục xác định đẩy mạnh công việc này trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Đại hội Đảng lần thứ XII vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (20/1), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khắc phục bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực

Trước thềm Đại hội XII của Đảng, là nhà giáo nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được chứng kiến những bước thăng trầm của đất nước trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những đổi thay trong xã hội những năm gần đây, cũng như trong ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) và khoa học - công nghệ (KHCN), tôi tin tưởng Đại hội lần này sẽ có những định hướng phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của GDĐT và KHCN, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục những bất cập hiện nay.
Làm thế nào để cả xã hội đừng

Làm thế nào để cả xã hội đừng 'quay cuồng' vào thi cử

TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Phải làm sao cho cả xã hội đừng có quay cuồng vào thi cử mà tập trung cho con em rèn luyện về đạo đức, nhân cách và có phương pháp tự học.
Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Thực hiện Hướng dẫn số 01-HD/BCSĐ ngày 20/8/2015 và Hướng dẫn số 02-HD/BCSĐ ngày 16/9/2015 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương hướng dẫn về việc điều chỉnh thời gian thảo luận, góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, sáng nay (30/10), Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Toàn bộ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Công Thương đã tham gia và góp ý sôi nổi cho các dự thảo văn kiện.

Tin cùng chuyên mục

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm” 2

Các chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế đời sống của dân, bảo đảm nguyên tắc công bằng, tiến bộ, bình đẳng xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”.

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đặt vấn đề "Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai". Đây là một chủ trương đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước. Để góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội, phóng viên đã ghi lại một số ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên về vấn đề này.
Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Theo nhiều chuyên gia, việc sinh viên ra trường không có việc làm, thậm chí nhiều thủ khoa cũng thất nghiệp là do ngành giáo dục không quy hoạch đầu ra
Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng có đề cập: "Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước".

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Phần XII, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng với tiêu đề "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc" đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ: "Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Dự thảo báo cáo chính trị và Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
Vì sao có cán bộ không dám nói

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân' 2

Ông Nguyễn Túc: Nhiều người ở trong cấp ủy, phụ trách công tác dân vận, mặt trận nhưng không dám nói trung thực tiếng nói của dân.
Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như trong Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), chúng ta có thể nhận thấy vấn đề văn hóa được quan tâm đặc biệt, trong đó vấn đề xây dựng con người được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề về văn hóa. Điều đó hoàn toàn đúng đắn cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn) đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều cách biệt với các địa bàn khác, ước tính tỷ lệ hộ nghèo cao gấp hơn 3 lần bình quân cả nước.
Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Việt Nam có 3.200km bờ biển, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng 1.000.000km2 với gần 3.000 đảo nằm rải rác từ Bắc đến Nam trên Biển Đông, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị, giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các thế hệ người Việt Nam từ xưa luôn dựa vào biển và bảo vệ biển để mưu sinh và phát triển đất nước.

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều' 1

Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Tiếp xúc, trao đổi với một số cán bộ và người dân tộc về Đại hội XII của Đảng, họ nói: Đó là Đảng của ta, việc của Đại hội bàn và quyết định cũng là vì dân, là việc của dân, nhưng ý của Đảng phải hợp với lòng dân, vì Đảng và Bác Hồ "lấy dân làm gốc", dân là chủ nước nhà. Đồng thời, họ cũng có tâm tư, có quan tâm một số vấn đề về dân tộc, mong muốn gửi tới Đại hội XII của Đảng. Suy nghĩ từ thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm của thế giới, tôi xin phản ánh mong muốn đó và đề nghị với Đảng như sau:

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng, với mục VIII- “Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”, thể hiện quan điểm mới về tư duy và sự chủ động của Nhà nước ta trong xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển.
"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Vấn đề trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng không nên đặt thành mục tiêu nguyên tắc, càng không phải là nguyên tắc cơ bản. Đức - Tài, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng hơn hết".

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nội dung “Xây dựng Đảng” trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng được trình bày đầy đủ, toàn diện, thẳng thắn, cả kết quả, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới và dài hạn hơn.
Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Sau khi nghiên cứu bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng về: “Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”, trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí cao với bố cục và nội dung Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Tôi có mấy ý kiến bổ sung góp phần làm rõ thêm: Tăng cường quốc phòng -an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. 

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Từ ngày 15-9-2015, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Dự thảo Báo cáo "Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020" đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Đảng lãnh đạo đất nước bằng thực hiện hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất, đề ra đường lối chính trị cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước theo mục tiêu cơ bản: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ tinh thần và năng lực thực hiện đường lối chính trị trên.

Cần có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để đánh giá cán bộ

Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng nêu: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục”. Đánh giá cán bộ đúng là việc khó, nhưng không có nghĩa không làm được. Chúng tôi rất đồng tình với Dự thảo Báo cáo Chính trị đã nêu, nguyên nhân của việc này là do chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học.

Đặt giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống lên hàng đầu

Những thay đổi về các chính sách trong giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến tương lai của đất nước. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng XII có đoạn: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội…”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động