Thứ sáu 09/05/2025 14:57

Tập huấn kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực nhiệt điện

Chiều 7/3 tại Hà Nội diễn ra khóa đào tạo về kiểm kế khí nhà kính, sử dụng hệ thống báo cáo kết quả trực tuyến cho gần 90 cơ sở nhiệt điện của 42 doanh nghiệp.

Sự kiện với sự tham dự của đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Trung tâm Hợp tác môi trường Nhật Bản; Bộ Môi trường Nhật Bản (trực tuyến), cùng các chuyên gia đến từ Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS), Công ty PoA Carbon, các viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp, trường đại học; cùng gần 200 đại biểu đại diện của gần 90 cơ sở nhiệt điện thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Toàn cảnh hội thảo tập huấn

Trong năm 2024, để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính (KNK) bắt buộc theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn hiệu quả.

Theo đó, các hội thảo đào tạo về kiểm kê KNK và sử dụng Hệ thống báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính trực tuyến cho sản xuất xi măng, sắt thép và giao thông vận tải trong khuôn khổ Dự án SPI-NDC, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản tài trợ, Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, đã được Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) tổ chức thành công.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo các học viên đã được thực hành thử nghiệm hệ thống báo cáo quốc gia đang được Cục Biến đổi khí hậu xây dựng và hoàn thiện để doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg sẽ thực hiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ.

Bà Đặng Hồng Hạnh phát biểu tại buổi tập huấn

Bà Đặng Hồng Hạnh, đồng sáng lập – Giám đốc điều hành VNEEC cho biết: Trong năm 2024, hơn 10 hội thảo đào tạo, tập huấn đã được tổ chức cho các doanh nghiệp ngành xi măng, sắt thép, giao thông vận tải trong khuôn khổ dự án SPI-NDC.

Khóa đào tạo nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao năng lực cho các cơ sở nhiệt điện, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kê phát thải, thực hiện tốt công tác đầu tư, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật trong thực hiện báo cáo và kiểm kê KNK.

Chuyên gia hướng dẫn học viên thực hành trên hệ thống báo cáo quốc gia trực tuyến đang được Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện

Theo báo cáo, quy mô hệ thống công suất nguồn của Việt Nam hiện đang đứng đầu khu vực ASEAN, đứng thứ 22 thế giới với tổng công suất đặt hệ thống đạt 82.400MW, tổng sản lượng đạt 258,7 tỷ kWh. Với hơn 40 nhà máy đang vận hành, các cơ sở nhiệt điện đang chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện của toàn hệ thống riêng nhiệt điện than chiếm khoảng 32% tổng công suất toàn hệ thống số liệu năm 2024).

Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 đã ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK ngành Công Thương có 1.805 cơ sở phát thải, trong đó có 32 cơ sở nhiệt điện.

Do vậy khóa đào tạo được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ sở nhiệt điện nâng cao năng lực báo cáo, kiểm kê KNK. Các học viên sẽ là những cán bộ đầu tiên được tiếp cận hệ thống báo cáo trực tuyến đang được Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng và hoàn thiện. Điều này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo quy định của Chính phủ trong thời gian tới.

Đồng thời trong quá trình thực hành trên hệ thống, các học viên có thể tham gia góp ý để cơ quan xây dựng hệ thống điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, thông lệ quốc tế và quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Thông qua thực hành trên hệ thống các học viên đến từ các doanh nghiệp có thể tham gia góp ý để hệ thống được hoàn thiện trước khi đưa vào ứng dụng chính thức.

Tại hội thảo tập huấn, các chuyên gia đã trình bày các thông tin về cơ chế, chính sách trong báo cáo kiểm kê và giảm phát thải KNK; Tổng quan về ngành, các nguồn phát thải và phương pháp kiểm kê KNK cho các cơ sở sản xuất hóa chất; Hệ thống báo cáo kết quả kiểm kê KNK trực tuyến về giao diện, các chức năng chính và quy trình thực hiện báo cáo trên hệ thống trực tuyến; Chia sẻ kinh nghiệm từ Trung tâm Hợp tác môi trường Nhật Bản về công tác thực hiện báo cáo và kiểm kê KNK bắt buộc tại Nhật Bản…

Theo bà Đặng Hồng Hạnh, các công cụ được đưa ra để học viên thực hành là các công cụ do Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang xây dựng và hoàn thiện. VNEEC và các đối tác với sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong quá trình xây dựng công cụ đã tham vấn các bộ ngành và cơ quan liên quan để đảm bảo công cụ đưa ra phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu, quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6