Thứ ba 19/11/2024 17:35
Hạ tầng giao thông Quảng Ninh:Động lực phát triển kinh tế xã hội

Tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu

Tỉnh Quảng Ninh có hệ thống giao thông phát triển, đây là yếu tố thuận lợi rất lớn để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh cho hàng xuất khẩu

Cơ hội mở rộng thị trường

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển giao thông vận tải; một số công trình giao thông hiện đại, như đường bộ cao tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế... được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nhờ đó thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.

Hiện nay thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Quảng Ninh đã mở rộng được ra hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tập trung ở các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Trung Đông, các nước thành viênLiên minh Kinh tế Á - Âu... Có được thị trường phát triển rộng lớn, ngoài sự nỗ lực cố gắng từ phía chính quyền, doanh nghiệp của Quảng Ninh thì còn nhờ Quảng Ninh chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

Hàng hóa lưu thông tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II

Việc hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm đã góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực doanh nghiệp, xã hội.

Điển hình như tại TP. Móng Cái có hệ thống cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan cùng với 7 bến cảng, 9 bến thủy nội địa, 16 điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu; hệ thống kho, bến, bãi bốc xếp hàng hoá với tổng diện tích trên 130.000m2, được đầu tư đồng bộ về trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng tốt nhu cầu trung chuyển hàng hoá và phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

TP. Móng Cái đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ đầu tư đã và đang triển khai các dự án trên địa bàn thành phố như: Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh, xã Vạn Ninh, nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai xây dựng, đồng thời thu hút các nhà đầu tư các dịch vụ liên quan vào địa bàn thành phố để phát triển hệ thống dịch vụ logistics trên địa bàn mang tầm quốc tế và chuyên nghiệp; Dự án xây dựng trung tâm giao dịch nông, lâm thủy sản châu Á - Thái Bình Dương... nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Hiện tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, đường giao thông biên giới kết nối các cửa khẩu phụ, điểm thông quan; phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh chia sẻ, để tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh mang lại nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng động lực về kinh tế - xã hội, Quảng Ninh luôn luôn chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ cùng các tỉnh, tìm cách kết nối chia sẻ nguồn lực chung, tập trung đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng giao thông động lực chiến lược, kiến tạo các hành lang phát triển mới. Từ đó, khơi thông, kết nối các nguồn lực phát triển. của từng tỉnh, thành phố để tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại với độ mở cao.

Dịch vụ logistics cảng biển đang là hướng được Quảng Ninh đầu tư có chiều sâu. Hiện nay, cảng nước sâu Cái Lân có thể đón tàu có trọng tải đến 50.000 DWT. Bên cạnh đó, tỉnh đang kêu gọi đầu tư vào cảng nước sâu Hòn Nét - Con Ong tại Cẩm Phả, có thể đón tàu trên 100.000 DWT; khu vực cảng biển Hải Hà cũng có cảng nước sâu đón được tàu có trọng tải đến 100.000 DWT…

Giảm chi phí cho doanh nghiệp

Nhờ sở hữu hạ tầng giao thông hiện đại, tỉnh Quảng Ninh đã củng cố và phát triển mạnh mẽ vận tải đa phương thức, nhất là vận tải biển kết hợp với vận tải đường bộ nhằm tạo sự liên hoàn, khép kín, tối ưu hóa chu trình luân chuyển hàng hóa, giúp chi phí lưu kho trong tổng chi phí logistics giảm tối đa.

Như tại Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Hà - Một trong những doanh nghiệp có hoạt động đầu tư tại KCN cảng biển Hải Hà từ năm 2014, trước nhu cầu tăng cao của việc sử dụng sản phẩm sợi dệt trong sản xuất các mặt hàng may mặc, thời trang, công ty đã không ngừng gia tăng phát triển sản xuất, đầu tư mở rộng dây chuyền, nhà xưởng. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2022, khi thị trường xuất, nhập khẩu mở cửa trở lại, sản lượng vải xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm của công ty đạt trên 240.000m, sản lượng sợi xuất khẩu đạt trên 51.000 tấn.

Ông Đào Huy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Hà - cho biết: Những tháng đầu năm do chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến quá trình xuất, nhập khẩu của đơn vị. Tuy nhiên, đến nay với sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền tỉnh Quảng Ninh, hoạt động thông thương hàng hóa qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II đã trở lại bình thường nên đã giúp cho đơn vị gia tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu.

Theo tính toán của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, đến hết tháng 9/2022, số thu của đơn vịđạt khoảng 11.000 tỷ đồng (bằng 105% chỉ tiêu được giao cả năm) và có thể là đơn vị đầu tiên trong ngành Hải quan thu ngân sách về đích sớm.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 18... qua đó giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong thời gian trước đây.
Tiến Dũng - Thùy Lan
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long