Thứ ba 19/11/2024 06:32

Tạo "sức bật" đưa hàng Việt tham gia hệ thống phân phối nước ngoài

Ngoài giải pháp từ cơ quan quản lý, Thương vụ ở nước ngoài, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để đưa hàng Việt tham gia hệ thống phân phối nước ngoài.

Dự kiến từ ngày 13-15/9/2023, Bộ Công Thương sẽ chủ trì tổ chức chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế" - Viet Nam International Sourcing 2023 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện này được tổ chức nhằm hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cũng như thúc đẩy kết nối giữa các kênh phân phối, nhà nhập khẩu nước ngoài với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước.

Trước thềm sự kiện Viet Nam International Sourcing 2023, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) về việc kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài.

Thưa ông, trước những yêu cầu về kết nối cung - cầu với thị trường nước ngoài, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để đáp ứng yêu cầu của các nhà phân phối và các hệ thống bán lẻ quốc tế?

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương)

Tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 phê duyệt Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương triển khai chương trình kéo dài 7 năm, đến năm 2030. Chương trình này là kết quả của 5 năm phát triển trước đó đã đạt được nhiều kết quả khá tích cực và có sự hưởng ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, của các hiệp hội ngành hàng cũng như các địa phương.

Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy không chỉ về phía Việt Nam mà cả các nhà bán lẻ, nhà phân phối nước ngoài đã coi Việt Nam trở thành một địa điểm chiến lược trong chiến lược thu mua trên thị trường toàn cầu. Việc chuyển sang Việt Nam để thay thế một số nước khác trong quá trình dịch chuyển cung ứng tạo nên cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam phải làm như thế nào để đáp ứng được những yêu cầu của các nhà phân phối, các hệ thống bán lẻ quốc tế? Từ thực tế này, sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện kết nối vào tháng 9 tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó thu hút rất nhiều các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như: Walmart, Amazon, Aeon; các tập đoàn bán lẻ ở khu vực Mỹ Latinh; khu vực châu Á, châu Phi.

Chúng tôi nhận thấy, vấn đề doanh nghiệp cần hiện nay chính là thông tin. Vì vậy để chuẩn bị cho sự kiện này, rất nhiều hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường, những cơ hội ngành hàng đã được tổ chức. Hệ thống thương vụ ở tất cả các nước trên thế giới cũng đều vào cuộc để tư vấn cho các doanh nghiệp.

Hiện nay đã có một số các tập đoàn nước ngoài như: Walmart, Uniqlo đã vào để thu mua các sản phẩm dệt may của Việt Nam và phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng chuỗi cung ứng của họ tại khu vực Đông Nam Á. Vì vậy thông qua các sự kiện kết nối, các thông tin cập nhật của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài mong sẽ được cập nhật, định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.

Quả vải thiều Việt Nam lần đầu vào siêu thị Singapore

Thông qua các cuộc tọa đàm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra, đã có những vấn đề nào được tháo gỡ cụ thể, thưa ông?

Có thể nói, thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã hướng dẫn về những chính sách mới tại các nước, khu vực ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. Chẳng hạn, chính sách mới tại khu vực EU, Hoa Kỳ sẽ áp dụng trong thời gian tới. Những thay đổi trong chính sách, đặc biệt là liên quan đến chuyển đổi xanh sẽ có những tác động vừa tiêu cực vừa tích cực đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng những cơ hội trong chuyển đổi xanh thì doanh nghiệp cần phải nắm được chính sách, những tiêu chuẩn một cách rõ ràng và đầy đủ nhất để có những hành động phù hợp, có chiến lược để phát triển trong thời gian tới.

Vì vậy, tại sự kiện Viet Nam International Sourcing 2023 sắp diễn ra, một loạt diễn đàn: Diễn đàn Việt Nam - Hoa Kỳ, Diễn đàn Việt Nam - EU, Diễn đàn Việt Nam với khu vực Mỹ Latinh sẽ được tổ chức để cập nhật tình hình chính sách, trả lời những câu hỏi cụ thể của doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp. Đặc biệt, các nhà thu mua sẽ chỉ ra những vấn đề còn tồn tại đối với các doanh nghiệp.

Đại diện các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các chuỗi thu mua quốc tế chia sẻ, cập nhật về xu hướng tiêu dùng, thu mua hàng hóa tại các thị trường

Ông đánh giá như thế nào về mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tối đa hệ thống phân phối nước ngoài, do có những khó khăn nhất định trong năng lực cung ứng. Do đó, nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn cung ứng hiệu quả cho các tập đoàn phân phối bán lẻ lớn thì cần liên kết với nhau. Đây cũng là lời khuyên của các nhà phân phối bán lẻ quốc tế, cần liên kết với nhau để cùng sản xuất ra sản phẩm, tiếp theo là liên kết với nhau để mỗi một doanh nghiệp là một “mắt xích” trong tổng thể chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi để tham gia vào chuỗi cung ứng nước ngoài, chúng tôi cũng nhận thấy, việc các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tài chính là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, sẽ có sự tham gia của các tổ chức tài chính, những ngân hàng lớn để hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nâng cấp máy móc thiết bị, máy móc, nhà xưởng và đổi mới về khoa học công nghệ. Từ đó doanh nghiệp có thể tham gia một cách tổng thể và hiệu quả vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Vietnam International Sourcing Expo 2023) do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức từ ngày 13 - 15/9/2023 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện là hoạt động nhằm tích cực triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022. Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ làm đầu mối phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác tổ chức.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Trang (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển làm 'cầu nối' cho hàng Việt Nam

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung