Thứ sáu 22/11/2024 09:57

Tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển

Trong những năm qua, ngành công nghiệp hỗ trợ đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế và ngành công nghiệp của đất nước.

Sáng 15/12, Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Cục Công Nghiệp, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ Tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2023.

Theo đó, hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô giữa Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô.

Trong khuôn khổ chương trình năm nay, Toyota đã hỗ trợ trực tiếp cho 7 nhà cung cấp trong nước bao gồm: Công ty Cổ phần FITEK Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp Toyo Taki Việt Nam, Công ty TNHH 1 thành viên Cơ khí Z179, Công ty Cổ phần CNCTech Thăng Long, Công ty Cổ phần Điện Tử G8, Công ty cổ phần xây lắp và thiết bị công nghiệp MEKAMIC và Công Ty Cổ Phần Phụ Tùng Máy Số 1.

Sau hơn 6 tháng triển khai, hoạt động này đã ghi nhận kết quả rất khả quan về các hoạt động cải tiến 5S, An toàn lao động và Kaizen trong nhiều lĩnh vực như giảm tồn kho và diện tích nhà xưởng, tối đa hóa chi phí, tăng năng suất cũng như cải thiện môi trường làm việc của người lao động... ở cả 7 nhà cung cấp với một số kết quả nổi bật.

Toàn cảnh Lễ Tổng kết

Sau 4 năm triển khai (2020 - 2023), Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô đã tổ chức nhiều hoạt động như đào tạo cải tiến sản xuất, tư vấn tại hiện trường, sàng lọc và tìm kiếm nhà cung cấp… để giúp các nhà cung cấp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông qua dự án, Toyota đã kết nối với hơn 60 nhà cung cấp nội địa, tuyển dụng được một số nhà cung cấp và đang cân nhắc thêm 6 nhà cung cấp tiềm năng.

Phát biểu tại buổi lễ ông Cao Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết: Hiện nay, ở nước ta, công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt và chú trọng phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo đó xác định “phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước chế tạo đột phá” và đề ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.

Ông Cao Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương

Trong 6 tháng triển khai, các doanh nghiệp tham gia Dự án đã được tư vấn, cải tiến trong nhiều lĩnh vực như cải tiến hiện trường nhà máy, sắp xếp dòng chảy sản xuất loại bỏ lãng phí, lắp đặt thiết bị tự động… giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất cũng như cải thiện môi trường làm việc của người lao động”, ông Cao Văn Bình thông tin.

Lễ Tổng kết là dịp quan trọng để Cục Công nghiệp, Công ty ô tô Toyota Việt Nam và các doanh nghiệp đánh giá các kết quả đạt được từ Chương trình. Đây là cơ sở, là tiền đề để Cục Công nghiệp và Công ty ô tô Toyota Việt Nam tiếp tục nghiên cứu xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác mới nhằm thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.

Chia sẻ thêm tại Lễ tổng kết ông Hitoshi Ugi, Giám đốc khối Nội địa hóa, Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho hay: Đối với Toyota, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa luôn là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi đặt mục tiêu “phát triển chuỗi cung ứng là một trong những hoạt động cốt lõi”, cần được duy trì và mở rộng.

Ông Hitoshi Ugi, Giám đốc khối Nội địa hóa, Công ty ô tô Toyota Việt Nam

Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn như chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực ô tô khiến cho các nhà cung cấp chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng. Hiểu rõ những khó khăn đó, từ năm 2022 để hỗ trợ phát triển năng lực cho các nhà cung cấp, Toyota Việt Nam cùng Bộ Công Thương đã bắt tay triển khai hoạt động tư vấn, cải tiến doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống các nhà cung cấp hiện tại của chúng tôi”, ông Hitoshi Ugi nói.

Đại diện Công ty ô tô Toyota Việt Nam bày tỏ: “Dựa trên những kết quả đạt đựợc của dự án hợp tác này chúng tôi hi vọng Chương trình đã đem đến những kiến thức và kỹ năng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực và cải thiện sản xuất. Từ đó, Toyota Việt Nam sẽ сó thể tiếp tục đồng hành với Cục Công nghiệp hỗ trợ các nhà cung cấp thuần Việt cải thiện hoạt động và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành ô tô trong thời gian tới”.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu